“Hành động cũ đừng mong tạo ra kết quả mới – Đây chính là bài học mà tôi thấm thía sau suốt 2 năm vật lộn chữa căn bệnh trào ngược dạ dày! Quyết định tạm dừng công việc và chấp nhận thay đổi, thử thách bản thân từ bỏ thói quen cũ để áp dụng cách chữa bệnh trào ngược mới, đã giúp tôi được tiếp tục cái nghề “bán nói lấy ăn” của mình.” – Cô Trần Thị Hoa – Giáo viên dạy Văn, 51 tuổi ở Sơn Tây, Hà Nội chia sẻ.
2 năm loay hoay chữa trào ngược mà suýt phải bỏ nghề
“Hơn 2 năm trước, tôi được bác sĩ chẩn đoán mình mắc trào ngược dạ dày. Ngày thì tôi ợ nóng, ợ hơi, đêm thì nằm xuống là dịch chua chảy tràn lên tận miệng, đau tức ngực, mất ngủ. Axit trào lên tận họng, thanh quản, khiến tôi viêm thanh quản nghiêm trọng, tiếng khàn đặc, ho suốt, họng thì luôn có cảm giác vướng nghẹn, đau rát. Bác sĩ khuyên tôi trong quá trình điều trị phải hạn chế nói, nhưng giáo viên không nói được thì còn dạy gì nữa, mà đi dạy thì cứ vừa giảng vừa ho, vừa hắng giọng, cũng chẳng dám nói lớn tiếng.
Nhưng nghĩ cái nghề cũng là cái nghiệp, mình gắn bó với nó mấy chục năm trời rồi, buông không đành. Nghĩ thế, tôi thử đủ thuốc này tới thuốc khác, từ thuốc Tây tới thuốc Đông. Bao nhiêu tiền thuốc tôi cũng không tiếc vì nghĩ chỉ có chịu khó uống thuốc tôi mới chữa được bệnh để lại được thoải mái giảng bài cho các em.
Vậy là ròng rã suốt 2 năm tiếc cái nghề làm thầy, thương cái nghiệp nhà giáo mà tôi cố lên lớp, suốt 2 năm loay hoay chữa bệnh mà bệnh thì chẳng chịu đỡ, còn khiến tôi suýt phải bỏ nghề giáo viên vĩnh viễn, khi tôi gần như tắt tiếng hoàn toàn.”
“Hành động cũ không thể tạo ra kết quả mới”
Tháng 10 năm 2018, tôi được một người bạn giới thiệu cho phương pháp ngủ nâng cao đầu giường bằng một chiếc gối nêm, tên là gối Hi-Sleep. Theo phản xạ và quan điểm cá nhân là chỉ uống thuốc mới chữa được bệnh, tôi chẳng mấy tin tưởng phương pháp này, nhất là sau khi nghe bạn nói cái gối này tác động hoàn toàn nhờ vào cơ chế vật lý, giúp nâng thực quản cao hơn dạ dày để làm cho dịch dạ dày khó trào lên trên và tôi thì chỉ cần đặt lưng nằm lên nó. Khi đó, tôi đã tự suy luận rằng đến ban ngày tôi đứng thẳng mà dịch từ dạ dày còn trào lên trên được thì cái gối chỉ hơi dốc như vậy liệu có giúp ích được gì?! Tôi còn nghĩ tôi đưa thuốc vào tận dạ dày mà còn chưa ăn thua thì cái gối chỉ nằm lên liệu có tác dụng không?!
Vì vậy tôi nhanh chóng bỏ ngoài tai lời giới thiệu của bạn.
Cho tới khi tôi quá bế tắc trong những đống thuốc và những nỗ lực lên lớp giảng bài, tôi gần như buông xuôi việc chữa bệnh thì ngay trong lúc day dứt, đầu hàng bệnh tật, tự kiểm điểm bản thân, tôi sực nhận ra chính mình đã không cho mình cơ hội được chữa bệnh.“Hành động cũ đừng mong tạo ra kết quả mới” – Triết lý này tôi đã nghe, đã biết từ lâu nhưng thực sự tôi đã không áp dụng nó vào việc chữa bệnh của mình.
Tôi cố chấp, không muốn tạm nghỉ việc để thanh quản được nghỉ ngơi, hạn chế nói. Tôi bế tắc trong những cách chữa quen thuộc với thuốc Nam, thuốc Bắc, thuốc Tây, thuốc Đông mà tôi nghĩ chỉ có nó mới giúp tôi hết bệnh.
Lúc này, tôi muốn tự cho mình một cơ hội nữa. Tôi sẽ thay đổi để được nhận những kết quả mới.
Bước ngoặt lớn sau quyết định tạm dừng công việc và thay đổi thói quen ngủ
Tôi viết đơn xin tạm nghỉ việc ở trường. Tôi để tâm tìm hiểu nghiên cứu về chiếc gối chống trào ngược dạ dày Hi-Sleep mà trước đây được giới thiệu. Tôi nhận ra dùng gối nêm khi ngủ là một biện pháp vô cùng khoa học, mà vốn các bác sĩ tiêu hóa trên khắp thế giới đều đang dùng cho bệnh nhân của họ, thậm chí các nước họ còn dùng gối nêm từ nhiều chục năm trước. Tôi thấy mình quá lạc hậu khi không biết và không tin vào biện pháp hiện đại và hiệu quả này.
Tôi nhận ra những suy nghĩ trước đây thật quá bảo thủ, và thiển cận.
Đúng là nếu chỉ so sánh về độ dốc khi tôi đứng với khi nằm gối thì rõ ràng nằm gối không thể chống trào ngược tốt như khi đứng. Nhưng nếu nghĩ sâu hơn thì tôi đâu thể đứng hay ngồi cả đêm để giữ độ dốc đó. Ban ngày khi tôi đứng, ngồi thì tôi đã giúp bảo vệ họng, thực quản của mình không bị “ngâm” quá lâu trong axit dạ dày. Nhưng thử tưởng tượng, nếu ban đêm tôi không nằm trên gối nêm dốc, thì dịch dạ dày trào lên, không bị kéo xuống, nên nó ở lại họng, thực quản, thanh quản lâu hơn, khiến triệu chứng nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy mà các cơn trào ngược ban đêm khi tôi nằm phẳng lại khó chịu, nguy hiểm và khó chữa đến vậy.
Chỉ có nằm trên gối nêm, nâng thực quản cao hơn dạ dày thì mới giúp tôi giảm các cơn trào ngược đi xa và nguy hiểm này. Nếu tôi kết hợp uống thuốc với ngủ trên gối nêm thì thực quản, thanh quản của tôi đã được bảo vệ suốt cả ngày lẫn đêm. Lúc này tôi mới biết bao người trào ngược như tôi ở khắp Việt Nam này đã dùng gối nêm Hi-Sleep từ lâu. Các hội nghị khoa học lớn nhỏ về bệnh trào ngược cũng đều công nhận hiệu quả của chiếc gối này.
Không chần chừ gì nữa, tôi mua ngay một chiếc gối nêm chống trào ngược Hi-Sleep.
Hôm đầu nằm gối nêm Hi-Sleep tôi đã bất ngờ vì cơn trào ngược dường như biến đâu mất, nó không xói lên khiến tôi mất ngủ nữa. Ban đầu quả thực việc nằm dốc như vậy có chút không quen, hơi khó chịu, nhưng tôi không bỏ nó vì nghĩ đến hiệu quả lâu dài và thực sự nó vẫn giúp tôi dễ chịu hơn nhiều so với việc phải chịu đựng các cơn trào ngược.
Tôi nghĩ muốn chữa bệnh thì mình phải chấp nhận, lâu dần sẽ quen tư thế ngủ này. Thói quen là do mình làm nhiều rồi hình thành thôi mà. Đúng thật chỉ từ ngày thứ 3 thì tôi đã quen với việc nằm gối nêm, tôi ngủ rất ngon, triệu chứng cũng dễ chịu dần. Sáng dậy thấy cổ khác hẳn nhé, đỡ đau nhiều, cảm giác vướng vướng cũng đỡ, được khoảng nửa tháng thì giọng nói của tôi cũng trong hẳn ra.
Tôi nghỉ việc thêm nửa tháng nữa và duy trì việc ngủ trên gối nêm Hi-Sleep. Tới khi quay trở lại với bục giảng thì giọng tôi đã rất rõ ràng, và cơn trào ngược cũng gần như hết hẳn. Tôi vui sướng với kết quả quá mỹ mãn sau suốt 2 năm khổ sở, giọng nói thều thào. Tôi nghĩ mình đã thực sự được trải nghiệm cái gọi là “hành động mới, kết quả mới”. Có lẽ trong những bài giảng của tôi cho mỗi lớp học trò, tôi đều sẽ dạy lại các em bài học này!