.

Sự thật về trào ngược họng thanh quản và những sai lầm khi điều trị

Ngày nay, trào ngược họng thanh quản là bệnh lý rất phổ biến:

  • Có đến 20% số bệnh nhân đi khám bệnh nội khoa có trào ngược họng thanh quản.
  • Có đến 50% bệnh nhân khàn tiếng do trào ngược họng thanh quản

Vậy nên, có rất nhiều người bị trào ngược họng – thanh quản NHƯNG vẫn có rất nhiều người vẫn mắc 1 số sai lầm khiến bệnh tình không khỏi thậm chí là xấu hơn.

Sự thật 1: Bệnh trào ngược họng thanh quản khác với với trào ngược dạ dày thực quản

Nếu như trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản, dịch trào ngược chỉ đi lên tới thực quản, thì trong bệnh trào ngược họng thanh quản, dịch trào ngược đi lên rất cao, tới họng, thanh quản, thậm chí mũi, miệng, tai, xoang… Triệu chứng của trào ngược họng thanh quản cũng rất khác với trào ngược dạ dày thực quản, và rất dễ bị nhầm lẫn sang bệnh lý khác:

  • Viêm họng kéo dài do trào ngược
  • Khàn tiếng, viêm thanh quản
  • Cảm giác nghẹn cổ hay vướng đờm ở cổ, khạc đờm mạn tính…
  • Ho mạn tính
  • Thậm chí nếu các dịch từ dạ dày tiếp tục đi lên cao hơn, tới miệng có thể gây hỏng men răng, hôi miệng, đắng miệng, rêu (bợn) trắng ở lưỡi, lên tới mũi xoang sẽ gây viêm xoang, viêm mũi do trào ngược…

Do là 2 bệnh khác nhau, nên trào ngược họng thanh quản được điều trị khác với trào ngược dạ dày thực quản, và chế độ ăn dành cho người trào ngược họng thanh quản cũng khác chế độ ăn của người trào ngược dạ dày thực quản.

Bảng đánh giá nguy cơ mắc TRÀO NGƯỢC HỌNG – THANH QUẢN
Trong tháng qua, những vấn đề dưới đây đã ảnh hưởng đến bạn như thế nào? Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đánh giá theo thang điểm từ 0 điểm (tức không bị ảnh hưởng) đến 5 điểm (tức ảnh hưởng rất nghiêm trọng). Bạn khoanh tròn vào ô điểm để đánh giá mức độ ảnh hưởng của triệu chứng. Tổng điểm > 9 điểm à nguy cơ bạn mắc Trào ngược họng thanh quản là 95%.  
1.      Khàn giọng hoặc có vấn đề liên quan đến giọng nói 0 1 2 3 4 5
2.      Cảm giác muốn khạc liên tục 0 1 2 3 4 5
3.      Quá nhiều đờm (đàm) ở cổ hoặc ở mũi 0 1 2 3 4 5
4.      Khó nuốt thức ăn, nươc uống, thuốc 0 1 2 3 4 5
5.      Ho sau khi ăn hoặc sau khi nằm 0 1 2 3 4 5
6.      Khó thở 0 1 2 3 4 5
7.      Bực mình vì ho 0 1 2 3 4 5
8.      Vướng đờm ở cổ 0 1 2 3 4 5
9.      Ợ nóng (cảm giác nóng rát lan từ vùng thượng vị dọc lên ngực, có thể xuyên ra sau lưng); đau ngực, khó tiêu, trào dịch chua lên miệng 0 1 2 3 4 5
TỔNG ĐIỂM  

Sự thật 2: Có tới 2 tác nhân phá hủy họng, thanh quản của bạn trong bệnh trào ngược

Thực tế không phải chỉ có axit mới là tác nhân gây ra các triệu chứng và tổn thương trong bệnh trào ngược. Trong dịch trào lên từ dạ dày còn có 1 chất khác vô cùng nguy hiểm là men pepsin. Và nếu bạn hiểu được những điều bên dưới đây, thì bạn sẽ hiểu tại sao bạn uống thuốc mãi vẫn không khỏi bệnh, hay sẽ biết bạn phải ăn gì, kiêng gì khi bị trào ngược họng thanh quản.

  • Không giống như axit, bạn có thể uống thuốc để làm giảm tiết hoặc trung hòa axit trong dịch dạ dày thì ngược lại với pepsin, cho tới nay vẫn không có bất cứ loại thuốc nào xử lý được nó. Do vậy bạn uống thuốc thì chỉ giải quyết được một trong hai tác nhân nguy hiểm và triệu chứng khó chịu sẽ vẫn tiếp tục xảy ra.
  • Nếu như axit trào lên họng, thực quản có thể dễ dàng bị rửa trôi xuống dạ dày khi bạn nuốt nước bọt hoặc uống nước, thì men pepsin khi đã trào lên sẽ không đi xuống hết mà nằm lại đó, ẩn sâu xuống dưới lớp niêm mạc họng, thanh quản. Pepsin sẽ chờ một đợt trào ngược tiếp theo mang tới axit để kích hoạt nó hoạt động trở lại, phá hủy niêm mạc hầu họng, hoặc thậm chí axit từ các đồ ăn, thức uống bạn đưa vào cũng sẽ kích hoạt men pepsin này.

Như vậy, bạn không thể chữa khỏi trào ngược họng thanh quản nếu chỉ uống thuốc.

Sai lầm thứ 1: khi điều trị trào ngược họng thanh quản: Chỉ dùng kháng sinh để chữa viêm họng, viêm xoang!

Kháng sinh là một loại thuốc chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nằm trong phổ kháng khuẩn của nó. Trong bệnh trào ngược họng thanh quản, nguyên nhân khiến bạn viêm họng không phải là do vi khuẩn mà do axit, pepsin ăn mòn niêm mạc họng, thanh quản. Bởi vậy, nếu bạn uống kháng sinh sẽ là vô ích. Để giải quyết được các vấn đề viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang… do trào ngược thì bạn cần điều trị bệnh trào ngược: làm giảm lượng axit trong dịch trào lên và ngăn cơn trào ngược xảy ra.

Sai lầm thứ 2: Dùng thuốc không đủ liệu trình

Do họng, thanh quản nhạy cảm hơn nhiều so với thực quản (nếu thực quản có thể chịu đựng tới 50 đợt trào ngược/ngày thì họng, thanh quản không thể chịu quá 3 đợt/ngày), nên họng, thanh quản rất dễ bị tổn thương, đồng thời lại khó hồi phục hơn nhiều so với thực quản. Bởi vậy, nếu điều trị trào ngược dạ dày thực quản chỉ cần dùng thuốc trong vòng 1 tháng, thì với trào ngược họng thanh quản cần một liệu trình điều trị bằng thuốc từ 3-6 tháng liên tục. Sai lầm của mọi người là không theo đủ liệu trình 3-6 tháng này, mà thường chỉ uống vài ngày, tới 1 tuần hoặc 1 tháng.

Sai lầm thứ 3: Chỉ dùng thuốc để chữa bệnh mà không áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống

Như đã phân tích ở trên, nếu chỉ dùng thuốc thì bạn chỉ xử lý được 1 trong 2 tác nhân nguy hiểm trong dịch trào lên, và không làm giảm được số lượng cơn trào ngược xảy ra. Để giải quyết men pepsin thì không có cách nào khác ngoài việc giữ nó ở yên trong dạ dày, ngăn cản không cho nó đi lên họng, thanh quản. Muốn vậy, bạn bắt buộc phải giữ họng, thanh quản luôn cao hơn dạ dày để trọng lực kéo pepsin ở phía dưới, không đi ngược lên trên được, đặc biệt vào ban đêm khi bạn nằm xuống. Theo TS Nguyễn Thị Quỹ – Nguyên trưởng khoa nội soi tiệu hóa Bệnh viên đa khoa Xanh Pôn, Phó chủ tịch Hội Tiêu hóa Thành phố Hà Nội: “Đối với bệnh trào ngược, không thể chữa được nếu chỉ dùng thuốc! Có một cách đơn giản để ngăn cơn trào ngược xảy ra là nâng cao đầu giường khi ngủ.” PGS, TS Đặng Xuân Hùng – Nguyên chủ tịch Hội Tai Mũi Họng khu vực phía Nam và GS, TS Phạm Kiên Hữu cũng khẳng định: “Nâng cao đầu giường bằng gối chống trào ngược dạ dày là biện pháp rất cần thực hiện, đóng góp từ 30-50% hiệu quả điều trị bệnh trào ngược, đặc biệt là trào ngược họng thanh quản, phần còn lại là tới từ thuốc, ăn uống, tập luyện.” Bên cạnh việc nâng cao đầu giường khi ngủ, bạn cũng phải thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải kiềm tính để giảm việc đưa thêm axit qua họng, thanh quản, từ đó giảm việc kích hoạt men pepsin hoạt động phá hủy khu vực này.

Nếu bạn đang cần tư vấn thêm về bệnh trào ngược dạ dày. Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi tư vấn miễn phí cho bạn !

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *