.

Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì?

Cũng như một số loại thực phẩm, nhiều loại đồ uống cũng có thể dễ gây kích thích trào ngược sau khi uống vào. Tuy nhiên bên cạnh đó lại có những đồ uống có khả năng hỗ trợ bảo vệ niêm mạc họng, thực quản nhở việc trung hòa hoặc rửa trôi acid trong dịch trào ngược. Vậy người bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì và tránh loại đồ uống nào, hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây.

Người bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì?

Trong dịch trào ngược, những thành phần có khả năng gây tổn thương viêm niêm mạc họng, thực quản bao gồm acid và pepsin (một loại men tiêu hóa protein). Sau mỗi đợt trào ngược, acid dịch vị sẽ acid hóa môi trường niêm mạc thực quản, thành phần men pepsin còn bám lại trên niêm mạc họng thanh quản, gây viêm tế bào ở tại những nơi này.

Một số loại đồ uống thường được nhiều người truyền nhau như là những mẹo có thể giúp giảm trào ngược dạ dày thực quản gồm có: nước dừa, sữa ít béo, sữa thực vật, trà gừng, nước mật ong pha nghệ, trà thảo mộc. Thực tế thì chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả hay giải thích cơ chế giảm trào ngược của các loại đồ uống trên. Bạn có thể dùng thử, nhưng không có gì đảm bảo chắc chắn được rằng nó có hiệu quả giảm trào ngược đối với bạn.

Có một cách đơn giản nhất mà bạn có thể lựa chọn đấy chính là nước lọc. Độ pH trung tính của nước lọc khá phù hợp cho người bị trào ngược dạ dày thực quản, nhờ sự tiện lợi, bạn có thể thường xuyên uống nước trong ngày để góp phần trung hòa pH và làm sạch niêm mạc thực quản.

Người bị trào ngược dạ dày nên uống nước lọc thường xuyên
Người bị trào ngược dạ dày nên uống nước lọc thường xuyên

Đặc biệt đối với những người bị trào ngược họng thanh quản (khi mà dịch trào ngược trào qua cả thực quản đi lên vùng cổ và gây ra tổn thương cũng như các triệu chứng ở vùng họng thanh quản) thì việc uống nước thường xuyên sẽ giúp cổ họng luôn được làm ẩm và nhờ vậy làm giảm sự khó chịu của các triệu chứng như đau họng, hắng giọng.

Ngoài ra, có một loại đồ uống khá đặc biệt dành riêng cho người bị trào ngược họng thanh quản có tên gọi là nước kiềm. Tác dụng của nước kiềm là nhờ vào độ pH khoảng 8,5 – 9,5.

Do thành phần gây hại chủ yếu trong dịch trào ngược tác động lên niêm mạc họng thanh quản là một men tiêu hóa protein còn gọi là Pepsin. Men này có tính chất chỉ hoạt động trong môi trường acid và bị mất tác dụng hoàn toàn khi tiếp xúc với môi trường kiềm có pH > 8. Vì thế uống nước kiềm sẽ giúp vô hiệu hóa toàn được lượng men Pepsin bám trên niêm mạc họng (do lần trào ngược trước để lại) không cho nó có cơ hội làm tổn tương niêm mạc họng thanh quản.

Nước kiềm tốt cho người bị trào ngược họng thanh quản
Nước kiềm tốt cho người bị trào ngược họng thanh quản

Bị trào ngược không nên uống nước gì?

Có một số loại đồ uống được khuyến cáo cần tránh khi bị trào ngược dạ dày do có khả năng kích thích các cơn trào ngược sau khi uống vào như sau:

  • Sinh tố hoặc nước ép của các loại trái cây, rau củ có tính acid như cam, quýt, cà chua, dâu tây, dứa, táo,…
  • Nước giải khát, nước ngọt có gas: những loại nước này lúc uống vào dạ dày sinh ra rất nhiều khí, làm tăng áp lực trong dạ dày và dễ gây kích thích các cơn trào ngược.
  • Cà phê, trà: đây là loại 2 loại đồ uống phổ biến của người dân Việt Nam, đặc biệt là thói quen uống với nồng độ đậm đặc. Điều này có thể khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn ở nhiều người.
  • Rượu, bia: không chỉ dễ kích thích gây các cơn trào ngược mà nhóm người sử dụng thường xuyên loại đồ uống này còn có tỉ lệ nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn so với người bình thường.

Tuy nhiên, cũng giống như đồ ăn, không phải ai uống những loại nước trên đều bị tăng nặng các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Mỗi người sẽ bị kích thích trào ngược bởi các loại đồ uống khác nhau và mức độ cũng khác nhau. Do đó nếu bạn cảm thấy sau khi uống gì mà tình trạng trào ngược bị tăng lên thì chỉ cần tránh thứ đó thôi, không cần thiết phải kiêng khem tất cả. Riêng với người bị trào ngược họng thanh quản, tránh các đồ uống vị chua, có tính acid là điều cần thiết để có thể hạn chế các tổn thương gây ra do dịch trào ngược ở vùng niêm mạc họng.

Nếu bạn đang cần tư vấn thêm về bệnh trào ngược dạ dày. Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi tư vấn miễn phí cho bạn !

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *