.

Yếu tố nguy cơ của bệnh trào ngược dạ dày (phần 3)

Ở 2 phần trước, đã nói đến các yếu tố có thể làm tăng số lượng cơn trào ngược, khiến bạn dễ gặp phải các triệu chứng khó chịu hoặc bị tổn thương thực quản. Còn ở phần này sẽ nói về các yếu tố làm suy yếu đi sự bảo vệ của thực quản trước những đợt trào ngược acid. (mình sẽ để link phần 1phần 2 ở đây để các bạn chưa đọc dễ tìm nhé) Bạn có thể không có triệu chứng gì hoặc thực quản không bị tổn thương trước một số lượng cơn trào ngược nhất định (trong mức sinh lý) đó là vì thực quản có cơ chế bảo vệ riêng của nó. Nhưng khi một số yếu tố xuất hiện làm yếu hoặc mất đi cơ chế bảo vệ này, thì ngay cả số lượng cơn trào ngược chỉ ở mức bình thường cũng đủ khiến bạn thấy khó chịu hoặc bị tổn thương thực quản.

Các cơ chế tự bảo vệ

Nhu động thực quản

Thỉnh thoảng thực quản sẽ có những sóng co dãn cơ di chuyển từ trên xuống dưới để đẩy những thứ có trong thực quản xuống dạ dày. Acid trào lên mà gặp phải nhu động thực quản thì cũng bị tống trở lại dạ dày ngay

Nước bọt

Nước bọt là dạng dịch có tính kiềm yếu, khi chúng ta thức thì nó sẽ được tiết ra liên tục và sẽ chảy xuống dạ dày, dù kiềm yếu nhưng cũng có tác dụng trung hòa một phần acid trào lên.

Protein ở niêm mạc thực quản

Giống như lớp chất nhày ở thành dạ dày, chúng cũng có khả năng trung hòa một phần acid trào lên tuy rằng không mạnh bằng

Trọng lực

Khi chúng ta đứng thì trọng lực sẽ kéo acid trở lại dạ dày mỗi khi nó trào lên khiến cho acid trào lên thực quản chỉ được một đoạn ngắn và nhanh chóng rút trở lại dạ dày ngay chứ không lưu lại lâu.

Các yếu tố nguy cơ làm giảm khả năng tự bảo vệ của thực quản

Các yếu tố nguy cơ làm giảm khả năng tự bảo vệ của thực quản
Các yếu tố nguy cơ làm giảm khả năng tự bảo vệ của thực quản

Hút thuốc

Hút thuốc là một yếu tố mạnh mẽ khiến bạn dễ mắc trào ngược vì nó vừa có thể làm tăng số cơn trào ngược vừa làm giảm cơ chế bảo vệ của thực quản.

Bệnh tiểu đường

Biến chứng của bệnh tiểu đường có thể gây tê liệt một số dây thần kinh, và khi dây thần kinh chi phối hoạt động của thực quản bị ảnh hưởng thì sẽ làm suy giảm nhu động của thực quản.

Nằm ngay sau khi ăn

Sau khi ăn rõ là khoảng thời gian số cơn trào ngược xảy ra nhiều nhất, và khi chúng ta nằm thì không còn tác dụng của trọng lực nữa, acid sẽ dễ dàng trào lên.

Nằm ngủ phẳng

Khi nằm thì ngoài mất tác dụng của trọng lực ra thì trạng thái ngủ cũng khiến miệng ngừng tiết nước bọt và nhu động thực quản cũng không còn, nên đây là yếu tố gây suy yếu sự bảo vệ thực quản nhiều nhất. Nhưng rất may là khi ngủ cũng là lúc van dạ dày đóng chặt nhất cho nên người bình thường hầu như không có cơn trào ngược nào lúc ngủ cả. Còn với những người đã có sẵn van dạ dày bị yếu thì đây là yếu tố khiến bệnh trào ngược của họ nặng thêm rất nhiều. Thực tế, nhiều nghiên cứu đã thấy những người bị trào ngược về đêm có chất lượng cuộc sống bị suy giảm và dễ bị các biến chứng nguy hiểm hơn so với người chỉ bị trào ngược vào ban ngày. Bài tới mình sẽ nói rõ hơn trào ngược về đêm, tức là trào ngược khi nằm ngủ phẳng.

Nếu bạn đang cần tư vấn thêm về bệnh trào ngược dạ dày. Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi tư vấn miễn phí cho bạn !

    One thought on “Yếu tố nguy cơ của bệnh trào ngược dạ dày (phần 3)

    1. Pingback: Trào ngược họng thanh quản – Tại sao trào ngược có thể gây viêm họng? - Gối nêm Hi-Sleep

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *