.

7 điều cần biết về bệnh trào ngược họng thanh quản

Trào ngược họng thanh quản (LPR – Laryngopharyngeal Reflux) là sự dịch chuyển ngược chiều của acid từ dạ dày lên đến họng thanh quản và gây ra các tổn thương ở họng thanh quản.

Định nghĩa về bệnh trào ngược họng – thanh quản

Bệnh trào ngược họng thanh quản xảy ra khi acid và dịch dạ dày trào ngược lên vùng họng – thanh quản gây ra tổn thương hoặc các triệu chứng khó chịu ở đây.

Cơ chế gây bệnh trào ngược họng - thanh quản
Cơ chế gây bệnh trào ngược họng – thanh quản

Theo khảo sát ở các nước phương tây, trào ngược họng thanh quản có thể xảy ra ở khoảng 55% người bị khàn tiếng, 10% những người bị viêm họng mãn tính.

Tại Việt Nam, chưa có một nghiên cứu nào thống kê về tỷ lệ mắc bệnh trào ngược họng thanh quản trong dân số.

Tuy nhiên, một số chuyên gia đã ước đoán tỷ lệ mắc trào ngược họng thanh quản ở Việt Nam cũng tương tự như tỷ lệ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tức là khoảng 7-10% dân số.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Triệu chứng bệnh trào ngược họng – thanh quản

Các triệu chứng của bệnh trào ngược họng thanh quản là do các dịch trong dạ dày đi ngược từ thực quản lên vùng hầu họng – thanh quản và để gây hại, vì vậy các triệu chứng chủ yếu là ở vùng này:

  • Đau, rát họng
  • Khàn tiếng
  • Có đờm trong cổ họng
  • Chua miệng, đắng miệng
  • Cảm giác vướng cổ
  • Ho
  • Khó thở hoặc thở hay bị hụt hơi
  • Tằng hắng nhiều
Triệu chứng của bệnh trào ngược họng - thanh quản
Triệu chứng của bệnh trào ngược họng – thanh quản

Nếu trào ngược mạnh hơn, dịch vị có thể lên tới miệng, tai và cả mũi xoang để gây ra triệu chứng mòn răng, viêm tai giữa và chảy dịch mũi sau.

Nguyên nhân bệnh trào ngược họng – thanh quản

Cơ chế sinh bệnh

Về cơ bản, những yếu tố có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản đều có thể gây ra bệnh trào ngược họng thanh quản. Dạ dày như một túi phình to của đường tiêu hóa, đầu trên nối với thực quản còn đầu dưới nối với ruột non. Trong quá trình dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn với acid và dịch vị, van ở 2 đầu của dạ dày luôn được đóng chặt để tránh cho những thứ trong đó không bị bắn ra ngoài.

Nếu như van dạ dày là van ngăn cách giữa thực quản và dạ dày bị mở ra trong khi dạ dày nhào trộn thức ăn, acid có thể bị bắn lên thực quản, đó là hiện tượng trào ngược. Người bình thường cũng thỉnh thoảng có acid từ dạ dày lên thực quản, nhất là sau bữa ăn, nhưng vì số lượng ít, nó hầu như không gây ra triệu chứng gì và cũng không làm tổn thương thực quản.

Chỉ khi số lần acid trào ngược lên dạ dày nhiều hơn, nó sẽ dễ gây ra triệu chứng khó chịu hoặc làm tổn thương thực quản. Và không chỉ là thực quản, acid và dịch vị có thể được dạ dày đẩy mạnh hơn, đi xa hơn, vượt ra khỏi thực quản để lên tới hầu họng. Cũng giống như thực quản, nếu acid và dịch vị trào lên hầu họng nhiều lần, nó có thể bị tổn thương và gây ra triệu chứng khó chịu.

Những yếu tố dưới đây có thể làm tăng số cơn trào ngược, nên làm tăng khả năng acid trào lên tận họng

  • Béo phì và mang thai: hai tình trạng này gây chèn ép vào túi dạ dày nên có thể làm dạ dày đẩy acid lên thực quản nhiều hơn
  • Ăn quá no: khiến dạ dày chứa đầy thức ăn và làm van dạ dày đóng không được chắc, van dễ mở nên acid cũng dễ trào ngược
  • Hút thuốc lá: Các chất trong khói thuốc có thể khiến van dạ dày bị yếu, dễ mở hơn nên cũng làm tăng số cơn trào ngược.
  • Thoát vị hoành: đây là một kiểu dị tật mà trong đó van dạ dày bị lệch khỏi cơ hoành nên bị mất đi sự hỗ trợ đóng chặt bởi cơ hoành, và vì thế, tất nhiên van dạ dày sẽ bị yếu đi.
  • Nằm ngay sau ăn: đây là yếu tố đặc biệt dễ gây trào ngược họng thanh quản. Vì khi nằm họng- thanh quản sẽ nằm ngang cùng dạ dày nên acid chỉ cần từ dạ dày chảy sang họng chứ không phải trào lên như khi đứng.

Một người có thể mắc một hoặc nhiều yếu tố bên trên, và tất nhiên mắc càng nhiều thì càng dễ bị trào ngược thực quản và họng thanh quản. Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh của 2 bênh trào ngược thực quản và trào ngược họng thanh quản cũng có sự khác nhau khá lớn nên y học mới coi đây là 2 bệnh khác nhau.

Sự khác nhau giữa trào ngược họng – thanh quản và trào ngược thực quản

Niêm mạc ở vùng họng- thanh quản rất khác niêm mạc ở thực quản. Trên bề mặt niêm mạc thực quản có một lớp nhày giống như lớp nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày, tuy mỏng hơn lớp nhày niêm mạc dạ dày nhưng nó cũng là một hàng rào bảo vệ thực quản khá tốt chống lại sự tấn công của acid.

Cụ thể, niêm mạc thực quản có thể chịu được 50 đợt trào ngược acid lên mỗi ngày mà không hề hấn gì. Nhưng niêm mạc hong- thanh quản thì yếu ớt hơn rất nhiều, vì chỉ cần bị vài ba cơn trào ngược acid lên mỗi tuần thôi là nó đã có thể bị tổn thương rồi. Với sự nhạy cảm như vậy, khi một số lượng ít acid trào lên, tuy chưa gây ra triệu chứng khó chịu ở thực quản nhưng đã có thể gây ra triệu chứng ở phần hong- thanh quản.

Vậy nên phần lớn (đến 80%) những người bị trào ngược họng thanh quản chỉ có các triệu chứng ở vùng này mà không thấy có triệu chứng điển hình của trào ngược như ợ nóng, ợ trớ. Còn một điểm rất khác biệt nữa giữa trào ngược họng thanh quản và trào ngược thực quản là yếu tố gây hại. Ở trào thực quản yếu tố gây hại chính là acid, nhưng ở trào ngược họng- thanh quản yếu tố gây hại chính là pepsin chứ không phải là acid.

Pepsin là men tiêu hóa protein và chỉ được tiết ra ở dạ dày. Trong các đợt trào ngược từ dạ dày lên họng – thanh quản bao giờ cũng có cả acid và pepsin trào lên, và chúng sẽ bám ở niêm mạc họng- thanh quản chứ không rút xuống như acid. Vì pepsin cần môi trường acid để kích hoạt khả năng phân giải protein, sau khi đợt trào ngược qua đi pepsin sẽ không hoạt động, nhưng khi đợt trào ngược tiếp theo tới nó sẽ tái hoạt động trở lại. Thậm chí, không cần phải acid trào lên mà acid từ các nguồn thực phẩm chúng ta ăn uống vào cũng có thể kích hoạt men pepsin gây hại.

Chẩn đoán bệnh trào ngược họng – thanh quản

Chỉ cần bạn có một trong hai triệu chứng là ợ nóng và ợ trớ thì sẽ được chẩn đoán ngay là mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản vì đây là hai triệu chứng đặc trưng của bệnh này.

Nhưng bệnh trào ngược họng thanh quản không có triệu chứng nào được gọi là đặc trưng, để có một cái là biết ngay mắc bệnh gì. Các triệu chứng của trào ngược họng thanh quản như đau họng, ho, khàn tiếng, nuốt vướng,… có thể gặp trong nhiều bệnh thông thường khác như viêm họng, cảm cúm, viêm phế quản. Vậy nên nếu bạn chỉ có các triệu chứng này mà không có ợ nóng hay ợ trớ đi kèm thì chẳng thế biết được đó có phải do trào ngược hay không.

Để chẩn đoán bệnh trào ngược họng thanh quản, cách mà hay được các bác sĩ sử dụng nhất hiện nay là hỏi kỹ về triệu chứng và nội soi họng – thanh quản, sau đó tính điểm dựa trên các câu trả lời của bệnh nhân và kết quả nội soi được. Nếu trên một mức điểm nhất định, bạn sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh trào ngược họng thanh quản, còn dưới thì không. Cách này đơn giản và gần như phòng khám nào cũng thực hiện được, tuy nhiên độ chính xác của nó không được cao như cách dưới đây.

Chẩn đoán bằng đo pH họng – thanh quản 24h.

Phương pháp này có độ chính xác cao hơn rất nhiều, và hiện có thể là cách tốt nhất để chẩn đoán trào ngược họng thanh quản. Vì đơn giản là trong quá trình đó, nếu máy phát hiện có pH acid ở vùng họng- thanh quản thì rõ là bạn đang có trào ngược, còn pH lúc nào cũng ở mức trung tính thì rõ là bạn không bị bệnh này. Tuy cơ chế đơn giản như vậy nhưng máy này khá là đắt tiền và việc đo người bệnh liên tục trong 24h cũng không dễ dàng, nên cách này không phổ biến lắm, chỉ ở những trung tâm nghiên cứu lớn mới có.

Ở Việt Nam thì máy này rất hiếm. Còn một cách chẩn đoán nữa, đang được phát triển là xét nghiệm pepsin trong nước bọt. Vì men pepsin chỉ được tiết ra ở dạ dày và trong đợt trào ngược lên họng – thanh quản thường có cả acid và pepsin. Nếu men pepsin được xét nghiệm có trong nước bọt của bạn, thì nghĩa là bạn đang có trào ngược hong- thanh quản. Cách này khá đơn giản là bạn chỉ cần nhổ nước bọt và test tìm pepsin trong đó. Hiện nó đang được phát triển và có tiểm năng trở thành phương pháp chẩn đoán trào ngược đơn giản nhất và chính xác, không phải mất công nội soi.

Thuốc điều trị trào ngược họng – thanh quản

Hiện nay, các thuốc ức chế dạ dày tiết acid đều được coi là lựa chọn đầu tiên khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản lẫn trào ngược họng – thanh quản. Tuy nhiên, hiệu quả có sự khác nhau rõ rệt giữa hai bệnh. Các thuốc này có hiệu quả rất cao trong điều trị trào ngược thực quản và thường người bệnh chỉ cần dùng từ 4-8 tuần là các triệu chứng có thể cải thiện gần như hoàn toàn. Nhưng trong bệnh trào ngược họng- thanh quản, hiệu quả thuốc khá khiêm tốn và người bệnh cũng thường phải dùng liều cao (gấp đôi liều thường dùng trong điều trị trào ngược thực quản) trong thời gian ít nhất là 3 tháng và có khi lên đến 6 tháng thì mới thấy được hiệu quả.

Các loại thuốc ức chế tiết acid thông thường cần 3-6 tháng để có tác dụng
Các loại thuốc ức chế tiết acid thông thường cần 3-6 tháng để có tác dụng

Nguyên nhân của điều này như đã nói ở phần “sự khác nhau giữa hai bệnh” là do niêm mạc họng thanh quản nhạy cảm với dịch trào ngược hơn niêm mạc thực quản, và quan trọng các thuốc ức chế tiết acid không ngăn được pepsin (là yếu tố gây hại chính) trào lên họng – thực quản.

Loại thuốc thứ hai là Alginate, đây là một loại thuốc mới được sử dụng vài năm gần đây nhưng đã có một số nghiên cứu chứng minh hiệu quả điều trị của nó với trào ngược họng thanh quản tốt hơn thuốc ức chế tiết acid. Alginate được chiết xuất từ tảo nâu, khi vào trong dạ dày nó có thể tạo thành lớp màng có tính kiềm nổi trên bề mặt acid và thức ăn trong dạ dày như một cái bè. Cái bè này có khả năng ngăn acid và có thể là cả pepsin ở dưới nó trào lên thực quản. Vì thuốc Alginate có thể cản được trào ngược pepsin nên hiệu quả của nó trên bệnh trào ngược họng thanh quản rõ rệt hơn so với các thuốc ức chế tiết acid. Một ví dụ điển hình của thuốc Alginate này là Gaviscon được bán đại trà tại các hiệu thuốc.

Điều trị không dùng thuốc cho bệnh trào ngược – họng thanh quản

Thay đổi chế độ ăn uống và tư thế ngủ thường được cho là chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho thuốc trong điều trị trào ngược dạ dày, nhưng ở trào ngược họng – thanh quản vai trò của nó quan trong tương đương thuốc. Để điều trị triệt để được trào ngược họng – thanh quản phải kết hợp cả dùng thuốc với thay đổi chế độ ăn uống và thay đổi tư thế ngủ. Chỉ dùng mình thuốc thì tỷ lệ thất bại điều trị khá cao.

Trong chế độ ăn uống, người bệnh cần triệt để chỉ được ăn các loại thực phẩm có pH >5, bởi như đã nói ở phần “sự khác nhau giữa hai bệnh” men pepsin không chỉ được kích hoạt bởi acid dạ dày, mà kể cả acid có trong thực phẩm và đồ uống đều có thể kích hoạt men này. Các loại thực phẩm có pH <5 như đồ chua, hoa quả có múi (kể cả quả ngọt), nước ngọt có gas đều có thể kích hoạt men pepsin hoạt động. Nước uống thì sử dụng nước kiềm có pH >8 vì loại nước này có khả năng phá hủy men pepsin, loại nước khoáng thường không có khả năng này.

Ngoài ra người bệnh cũng cần hạn chế lượng chất béo, café, đồ ngọt ăn vào. Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên thay đổi để ít nhất 60% thực phẩm là từ thực vật. Loại thịt động vật tốt là từ cá, hải sản, trứng và thịt gia cầm. Chi tiết về các các thực phẩm nên ăn và nên kiêng của người trào ngược họng – thanh quản bạn có thể xem tại đây

Tư thế ngủ phải thay đổi từ nằm phẳng sang nằm dốc. Có khoảng 96% người bị trào ngược họng- thanh quản là có trào ngược khi nằm. Điều này là dễ hiểu bởi khi đứng, acid cần trào ngược mạnh từ dạ dày mới đi lên tới được họng- thanh quản. Nhưng ở tư thế nằm phẳng thì acid chỉ cần “chảy” từ dạ dày sang hong- thanh quản. Khi chuyển sang nằm dốc ít nhất từ thắt lưng trở lên, hong- thanh quản sẽ tạo thành một góc nghiêng với thực quản và dạ dày.

Thay đổi tư thế ngủ giúp giảm trào ngược họng thanh quản
Thay đổi tư thế ngủ giúp giảm trào ngược họng thanh quản

Khi đó, acid sẽ khó trào lên họng hơn mà có trào thì cũng nhanh chóng rút trở lại dạ dày chứ không đọng lại như lúc nằm phẳng. Để nằm dốc, mọi người cần kê gạch dưới 2 chân đầu giường cho phần đầu giường cao lên. Tuy nhiên cách này hơi bất tiện. Một phương pháp đơn giản hơn là sử dụng gối chống trào ngược dạ dày thực quản, gối sẽ nâng dốc dần đều từ thắt lưng đến hết đầu, đảm bảo chống trào ngược hiệu quả. Nhiều người vẫn đang sử dụng cách kê gối đầu cao lên, hoặc chồng 2 gối lên nhau. Nằm như vậy là không hiệu quả và lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến cột sống cổ. Tham khảo thêm bài viết về các cách kê cao đầu giường để biết thêm chi tiết.

Tài liệu tham khảo: Laryngopharyngeal Reflux (Silent Reflux)

Nếu bạn đang cần tư vấn thêm về bệnh trào ngược dạ dày. Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi tư vấn miễn phí cho bạn !

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *