.

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trào ngược sau khi ăn là một tình trạng phổ biến hầu như trẻ nhỏ nào cũng gặp phải. Bạn lo lắng liệu điều này có làm ảnh hưởng tới sức khỏe, sự hấp thu và phát triển của trẻ hay không . Và có những cách nào để có thể giúp trẻ giảm các cơn trào ngược lại. Vậy hãy theo dõi những thông tin chúng tôi giới thiệu cho bạn dưới đây.

Trào ngược ở trẻ sơ sinh là như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày
Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày

Trào ngược ở trẻ sơ sinh còn hay được gọi là nôn trớ ở trẻ, là tình trạng thức ăn ở trong dạ dày bị đẩy ngược vào ống thực quản đi lên miệng, và có thể chảy trào ra ngoài. Một ngày trẻ có thể có vài đợt trào ngược và việc này không gây ra khó chịu hay ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Đây là trào ngược sinh lý – một hoạt động bình thường của cơ thể, và theo thời gian khi trẻ lớn lên thì các cơn trào ngược cũng giảm dần và thường hết hẳn sau 18 tháng.

Tuy nhiên nếu việc nôn trớ là quá mức, khiến trẻ quấy khóc, không chịu ăn uống và có thể khiến trẻ thiếu cân chậm lớn thì đó nó trở thành trào ngược bệnh lý. Trẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn để các cơn trào ngược bệnh lý tự thuyên giảm hẳn. Có thể bé cần có sự can thiệp điều trị từ các bác sĩ khi cần thiết.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng trào ngược ở trẻ sơ sinh?

Trong thời gian đầu khi mới sinh ra, cơ thể của bé có nhiều bộ phận chưa phát triển hoàn chỉnh, trong đó có đường ống tiêu hóa. Ở dưới cùng của ống thực quản có một cái van ngăn cách với dạ dày. Chức năng của van này là đóng chặt để không cho thức ăn và dịch trong dạ dày trào ngược lên trên và chỉ mở ra khi có thức ăn đi xuống. 

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị trào ngược là do chức năng của van này chưa hoàn thiện, khả năng đóng chặt còn kém. Và vì thế, hầu như tất cả các bé thời gian đầu đều có tình trạng trào ngược này. Bên cạnh đó, có một số đặc điểm ở trẻ sơ sinh khiến việc trào ngược dễ xảy ra hơn như:

  • Phần lớn thời gian trong ngày là trẻ có tư thế nằm ngang
  • Thức ăn của trẻ hoàn toàn là chất lỏng
  • Nếu trẻ sinh thiếu tháng thì chức năng của các cơ quan càng chưa hoàn thiện và dễ gặp phải tình trạng trào ngược hơn

Những nguyên nhân trên sẽ khiến trẻ bị nôn trớ nhưng không gây ra vấn đề gì đáng lo ngại. Tình trạng trào ngược có thể nghiêm trọng hơn khi nó được gây ra bởi một trong các nguyên nhân sau:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: do dạ dày của bé tiết quá nhiều acid khiến dịch trào ngược có khả năng gây tổn thương viêm ống thực quản ở trẻ
  • Hẹp môn vị khiến hệ tiêu hóa bị tắc nghẽn: van ngăn cách giữa dạ dày và ruột khép quá chặt khiến thức ăn bị giữ lại quá lâu trong dạ dày.

Triệu chứng cảnh báo bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ

  • Bé chậm lớn, cân nặng không đạt yêu cầu.
  • Nôn trớ nhiều lần, hoặc số lượng thức ăn trào ra nhiều.
  • Dịch nôn trớ có màu bất thường, không phải màu của thức ăn: màu xanh vàng của dịch mật hoặc đỏ, đỏ nâu của máu.
  • Bé bị ho, thở khò khè dai dẳng, liên tục và điều trị theo cách thông thường không khỏi.
  • Bé không chịu ăn hoặc sau mỗi lần ăn xong lại khó chịu quấy khóc bất thường.
  • Có mùi chua trong miệng, đặc biệt vào mỗi buổi sáng.
  • Trẻ bị tăng trào ngược từ tháng thứ 6 trở đi. Điều này chứng tỏ có một nguyên nhân bất thường nào đó gây ra các cơn trào ngược ở trẻ vì lúc này chức năng của các cơ quan đang ngày càng hoàn thiện thì trào ngược sinh lý sẽ giảm đi rồi.

Trẻ sơ sinh bị trào ngược có nguy hiểm không?

Nếu chỉ là trào ngược sinh lý thì trẻ vẫn khỏe mạnh và chơi đùa bình thường, một thời gian sau các cơn trào sẽ tự khỏi hẳn và không gây ra biến chứng gì. Còn nếu bé bị trào ngược bệnh lý, bạn cần đưa bé đi khám và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng tới sự hấp thu và tăng trưởng của con. Bạn cũng không cần phải lo lắng quá vì bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay tắc nghẽn đường tiêu hóa đều có thể điều trị được.

Điều trị trào ngược ở trẻ sơ sinh

Khi tình trạng của con bạn không cần phải đến gặp bác sĩ thì trong quá trình đợi cơ thể bé tự hoàn thiện để hết các cơn trào ngược thì bạn có thể chủ động giúp bé dễ chịu hơn khi giảm các cơn trào ngược bằng những cách sau:

  • Nâng cao đầu nôi hoặc sử dụng gối chống trào ngược: điều này sẽ giúp bé nằm trong tư thế có vị trí thực quản cao hơn dạ dày nên thức ăn khó bị trào ngược lên trên.

 

Sử dụng gối chống trào ngược cho trẻ bị trào ngược dạ dày
Sử dụng gối chống trào ngược cho trẻ bị trào ngược dạ dày
  • Khi cho con bú, bạn nên đặt bé bú bên trái trước rồi sau chuyển sang phải. Vì lúc sau, khi dạ dày bé đã nhiều sữa, bé nằm nghiêng bên trái thì thức ăn sẽ được giữ trong dạ dày tốt hơn.
  • Nếu trẻ bú bình thì phải chú ý núm vú luôn phả đầy sữa để bé không nuốt quá nhiều không khí vào trong khiến áp lực rong dạ dày tăng sẽ dễ gây trào ngược.
  • Bạn chú ý bế bé thẳng đứng trong vòng 20-30 phút sau khi ăn và tránh lắc người bé.
  • Chia bữa ăn trong ngày của bé thành nhiều cữ để tránh việc bé ăn quá no một lần, khi dạ dày chứa quá nhiều thức ăn sẽ dễ kích thích các cơn trào ngược.
  • Một trong số nguyên nhân khiến trẻ dễ bị trào ngược là do thức ăn chủ yếu là chất lỏng, trọng lượng nhẹ nên dễ bị đẩy lên trên. Do đó có thể làm đặc sữa cho trẻ bằng các bột ngũ cốc. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì điều này có làm thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Nếu bạn đang cần tư vấn thêm về bệnh trào ngược dạ dày. Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi tư vấn miễn phí cho bạn !

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *