.

Mọi người đã không tin rằng đắng miệng, chua miệng khi ngủ dậy là do bệnh này gây ra

Nếu ngoài đắng miệng, chua miệng khi ngủ dậy bạn còn gặp những triệu chứng dưới đây thì hãy đọc tiếp bài viết này.

Nếu ngoài đắng miệng, chua miệng khi ngủ dậy bạn còn gặp những triệu chứng dưới đây thì hãy đọc tiếp bài viết này
Bạn có bị đắng miệng, chua miệng?
    • Buồn nôn, nôn khan khi đánh răng buổi sáng
    • Đau họng, khàn tiếng, mất tiếng khi ngủ dậy
    • Hôi miệng, viêm răng, lợi
    • Ợ hơi, nóng rát thượng vị lan dần lên thực quản, cổ họng
    • Nghẹn cổ, nuốt vướng, cảm giác có đờm ở cổ
    • Đau thượng vị
    • Nóng rát, khó thở, đau tức ngực khi đi ngủ
    • Cảm giác trào ngược dịch chua, thức ăn khi nằm xuống
    • Khó ngủ, mất ngủ, thức giấc ban đêm do các cơn trào ngược

Đắng miệng, chua miệng khi ngủ dậy – Bệnh không ở miệng mà ở dạ dày

Nếu bạn có thêm bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng trên thì trào ngược dạ dày mới là thủ phạm khiến bạn bị đắng miệng, chua miệng khi ngủ dậy. Bệnh gây ra do van ngăn cách dạ dày và thực quản không đóng kín mà thường xuyên mở, tạo điều kiện cho thức ăn và dịch tiêu hóa dâng trào lên thực quản.

Van ngăn cách này đóng mở không đúng cách là do dạ dày có tổn thương viêm loét hoặc axit tiết ra quá thừa. Các cơn trào ngược có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày hoặc vào ban đêm khi bạn bắt đầu nằm xuống ngủ, thậm chí là trong lúc bạn ngủ mà bạn không hề hay biết (lúc này bạn sẽ cảm nhận các triệu chứng khi thức dậy vào sáng hôm sau).

Nguy cơ ung thư nếu ngủ dậy bị đắng miệng, chua miệng

Thông thường axit hay dịch tiêu hóa không dâng lên quá cao vì chính những lần nuốt nước bọt của bạn cùng với trọng lực sẽ nhanh chóng khiến các dịch này quay trở lại dạ dày. Nhưng trong những điều kiện thuận lợi như khi bạn ăn quá no hoặc khi bạn nằm ngủ thì số lần nuốt nước bọt giảm xuống và cả trọng lực cũng không còn để kéo chúng xuống.

Do đó thay vì phải trở về dạ dày, axit và dịch tiêu hóa sẽ ở lại thực quản, thậm chí đi xa hơn lên tới tận họng, miệng, rồi ở lại đó. Lúc này, axit và dịch tiêu hóa tha hồ tàn phá các vùng niêm mạc nơi chúng đi qua và ở lại, khiến bệnh dễ bị tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm như: viêm thực quản, tiền ung thư và ung thư thực quản.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, người có trào ngược đạ dày khi ngủ có nguy cơ ung thư thực quản cao gấp 11 lần người bình thường và nguy cơ này cũng cao hơn 3 lần so với những người chỉ có trào ngược ban ngày.

Trào ngược về đêm làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản 11 lần
Trào ngược về đêm làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản

Để nhận ra bệnh trào ngược dạ dày khi ngủ, các triệu chứng đau họng, khàn tiếng, đắng miệng, chua miệng khi ngủ dậy, buồn nôn, nôn khan khi đánh răng buổi sáng hay khó thở, trào ngược khi nằm xuống chính là những biểu hiện gợi ý chuẩn xác nhất.

Ngăn ngừa ngủ dạy bị đắng miệng, chua miệng chỉ với một thay đổi nhỏ trong giấc ngủ

Với xu hướng sử dụng y học thay thế và bổ sung, nhằm giảm các nguy cơ của việc dùng thuốc điều trị, các bác sĩ tiêu hóa trên thế giới đã khuyến cáo bệnh nhân trào ngược dạ dày của họ thay đổi thói quen khi ngủ. Theo đó, người bệnh trào ngược nên ngủ ở tư thế nâng cao toàn bộ thân trên, và nằm nghiêng sang trái.

Ngủ trên gối nêm giúp giảm trào ngược ban đêm
Ngủ trên gối nêm giúp giảm trào ngược dạ dày khi ngủ

Trường đại học y khoa Harvard: “Nâng cao thân trên của bạn lên bằng gối nêm làm giảm áp lực lên van ngăn cách thực quản với dạ dày, giúp giảm trào ngược vào ban đêm”

Trường y khoa Standford: “Khi sử dụng gối nêm, axit và dịch tiêu hóa sẽ được giữ lại trong dạ dày nhờ trọng lực”.
Hội nghị Đồng thuận Châu Á – Thái Bình Dương: “Nâng cao đầu giường và giảm cân là 2 giải pháp không dùng thuốc duy nhất được chứng minh giúp cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày”.

Nguyên tắc của phương pháp nâng cao đầu giường này là để thực quản, họng cao hơn dạ dày, giúp trọng lực phát huy tác dụng kéo các dịch trào ngược xuống dạ dày ngay khi nó trào lên. Do vậy, việc kê cao đầu bằng cách xếp chống nhiều gối không thể giúp bạn giảm bệnh do chỉ nâng được mình phần đầu của bạn, còn dạ dày thì vẫn nằm ngang với thực quản. Không những vậy, gối nhiều gối còn làm hại cột sống của bạn.

Hiện nay, giải pháp gối chống trào ngược dạ dày thực quản đã có mặt ở Việt Nam, với tên gọi gối nêm Hi-Sleep. Hàng ngàn người bệnh trào ngược đã sử dụng và yêu thích sản phẩm này ngay lập tức. Gọi 0975 48 15 15 nếu bạn muốn dùng thử gối nêm Hi-Sleep.
Nếu bạn đang cần tư vấn thêm về bệnh trào ngược dạ dày. Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi tư vấn miễn phí cho bạn !

    Câu hỏi thường gặp

    Đắng miệng, chua miệng khi ngủ dậy là do bệnh gì gây ra?

    Ngủ dậy bị đắng miệng, chua miệng thì nguyên nhân là do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Axit và dịch dạ dày trào lên vùng họng gây ra cảm giác đắng, chua trong miệng khi bạn thức dậy.

    Đắng miệng, chua miệng khi ngủ dậy có nguy hiểm không?

    Tuy không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhưng triệu chứng này báo hiệu bạn mắc trào ngược dạ dày ban đêm. Nếu kéo dài tình trạng này axit và dịch tiêu hóa tha hồ tàn phá các vùng niêm mạc nơi chúng đi qua và ở lại, khiến bệnh dễ bị tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm như: viêm thực quản, tiền ung thư và ung thư thực quản.

    Cách nào để ngủ dậy không bị đắng miệng, chua miệng

    – Uống thuốc trào ngược dạ dày để hạn chế lượng axit tiết ra
    – Sử dụng gối chống trào ngược khi ngủ để ngăn axit và dịch dạ dày trào lên họng.

    4 thoughts on “Mọi người đã không tin rằng đắng miệng, chua miệng khi ngủ dậy là do bệnh này gây ra

    1. Pingback: 2 Triệu chứng trào ngược dạ dày điển hình - Có triệu chứng là mắc bệnh

    2. Pingback: [2020]Gối Chống Trào Ngược Dạ Dày Người Lớn Loại Nào Tốt?

    3. Thanh Nguyen says:

      Có ai bị bệnh dạy dày, cụ thể là trào ngược dạ dày làm mình hay bị nóng ran ở ngực, đắng miệng, cảm giác miệng có vị chua, ăn bị trướng bụng khó tiêu, đặc biệt là hơi thở nóng và có mùi ko, có bạn nào bị triệu chứng giống mình không

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *