Sáng dậy đã mệt mỏi thì chớ, lại còn cứ cho cái bàn chải đánh răng vào miệng là buồn nôn, thậm chí còn nôn ra bọt vàng vàng, khó chịu vô cùng, sợ nhất là không đánh răng được kỹ thì lại bị hôi miệng. Đã thay nhiều loại kem đánh răng và dùng bàn chải lông mềm rồi mà chả đỡ tý nào.

Nếu bạn đang có tình trạng khó chịu này thì đầu tiên bạn cần xem lại cách mà mình đánh răng. Hãy nhớ lại hồi bé, những lần chúng ta được bác sĩ cho cái que dẹt dẹt vào trong miệng để khám. Khi bác sĩ chỉ cần cho que hơi sâu vào trong họng bạn một chút thôi thì chắc chắn bạn sẽ buồn nôn ngay. Đó chỉ là phản xạ nôn bình thường của cơ thể, khi một vật cứng cứng được đưa sâu vào họng. Vậy nên, cái bàn chải của bạn cũng là vật cứng, khi bạn quá sạch sẽ muốn đánh sạch mọi ngóc ngách trong miệng thì bạn bị buồn nôn cũng là điều dễ hiểu thôi. Hãy điều chỉnh lại cách đánh răng của bạn, có thể tình trạng này sẽ hết. Còn nếu nó không cải thiện, thì thật đáng lo ngại khi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh mà bạn cần phải chữa ngay.
Các bệnh về răng miệng
Những bệnh về răng miệng thường gặp như sâu răng, răng số 8 mọc lệch, viêm nướu lợi, viêm tủy răng, áp xe vùng răng miệng,… có thể gây ra tình trạng buồn nôn khi đánh răng. Điều trị những bệnh này thì tình trạng nôn khi đánh răng sẽ chấm dứt

Các bệnh đường hô hấp
Một số bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi xoang và bệnh đường hô hấp dưới như viêm phế quản có thể gây ra tình trạng chung có nhiều dịch, đờm ở cổ họng. Khi bạn đứng thì dịch này có thể chảy xuống dạ dày, nhưng sau một đêm ngủ, do nằm phẳng nên dịch sẽ dễ bị ứ đọng lại ở cổ họng. Sáng dậy cổ sẽ thấy nhiều đờm và bạn có thể bị buồn nôn khi đánh răng.

Có bệnh đường tiêu hóa
Nghe có vẻ chả liên quan cho lắm nhưng thực tế có một loại bệnh thuộc đường tiêu hóa là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng buồn nôn khi đánh răng. Đó là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh này xảy ra khi axit không ở yên trong dạ dày mà cứ trào lên thực quản. Lúc nằm xuống đi ngủ, thực quản sẽ nằm ngang với dạ dày nên axit sẽ dễ dàng “chảy” từ dạ dày sang thực quản và có thể lên đến tận họng, miệng. Vì axit có tính ăn mòn mạnh nên nó sẽ kích thích vùng họng, miệng khi axit tới được nơi này. Niêm mạc, họng, miệng bị kích thích sẽ dễ làm bạn có phản xạ nôn khi đưa vật cứng như bàn chải đánh răng vào. Chỉ khi ngăn được axit trào lên cổ họng, tình trạng buồn nôn khi đánh răng mới chấm dứt.

Làm thế nào để hết được tình trạng này
Sau khi đã điều chỉnh lại cách đánh răng như đã nói ở phần đầu bài viết mà tình trạng buồn nôn khi đánh răng của bạn vẫn không cải thiện, bạn nên đi khám tai mũi họng để xác định xem mình có bệnh nào trong các bệnh kể trên. Trong 3 loại bệnh kể trên có thể gây hiện tượng buồn nôn khi đánh răng thì các bệnh liên quan đến răng miệng và hô hấp sẽ cho thấy cải thiện nhanh khi điều trị. Chỉ có nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh trào ngược dạ dày thực quản là cần nhiều thời gian chữa trị hơn, có thể là 3 tháng. Có một cách đơn giản, tuy không giúp điều trị được bệnh triệt để nhưng có thể làm giảm nhanh hiện tượng buồn nôn khi đánh răng. Đó là bạn cần kê cao đầu giường khi ngủ. Việc này sẽ giúp ngăn chặn được cơn trào ngược về đêm, và giúp dịch đờm không bị ứ lại ở cổ họng như khi nằm phẳng bình thường.

- Thứ nhất : Kê khối gỗ hoặc cục gạch khoảng 20 cm dưới 2 chân ở đầu giường. Khi đó bạn sẽ ngủ trên một mặt phẳng nghiêng.
- Thứ hai: nếu cách thứ nhất khiến bạn thấy bất tiện, bạn có thể tìm mua một chiếc gối chống trào ngược dạ dày có sẵn trên thị trường. Chiếc gối có hình giống cái nêm này sẽ giúp nâng cao phần thân trên, từ thắt lưng lên đến đầu của bạn trong khi ngủ, như vậy là đủ hiệu quả rồi.
Pingback: Chỉ vì trào ngược: hơn 100 ngày không ngủ cạnh vợ - Gối nêm Hi-Sleep
Pingback: [2020]Gối Chống Trào Ngược Dạ Dày Người Lớn Loại Nào Tốt?
Pingback: Tổng hợp các triệu chứng có thể gặp ở bệnh trào ngược - Gối nêm Hi-Sleep