.

Ho đêm | Nguyên nhân và cách điều trị ho vào ban đêm

Ho đêm là tình trạng mỗi khi bạn nằm xuống thì sẽ khởi phát các cơn ho. Ho vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, dẫn đến sức khỏe và tinh thần giảm sút. Vậy có những nguyên nhân nào gây ra ho đêm và làm thế nào để giảm bớt tình trạng này, hãy tham khảo thông tin dưới đây.

Nguyên nhân gây ho đêm

Ho đêm có thể do một số bệnh gây ra như bệnh hen suyễn, COPD, suy tim, trào ngược
Ho đêm có thể do một số bệnh gây ra như bệnh hen suyễn, COPD, suy tim, trào ngược
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể với mục đích là tống các dị vật bám ở niêm mạc đường hô hấp ra ngoài. Ho là triệu chứng của nhiều bệnh, một trong số đó phổ biến nhất là cảm cúm, viêm họng. Ho có xu hướng nặng hơn vào ban đêm do lúc nằm, cổ họng bị đè nén co hẹp lại rất dễ kích thích các cơn ho, đồng thời khi nằm, các dịch tiết trong mũi nếu có sẽ chảy ngược vào trong xuống cổ họng và ứ đọng ở đó cũng là lí do khiến tình trạng ho thường trầm trọng hơn về đêm. Nếu ho chỉ là triệu chứng của các bệnh thông thường thì sau một thời gian ngắn nó sẽ có thể thuyên giảm mà không cần điều trị. Nhưng nếu ho kéo dài hơn ba tuần thì có thể là dấu hiệu của bệnh gì đó nghiêm trọng hơn. Ho đêm có thể do một trong các bệnh mãn tính sau đây gây ra:

Bệnh hen suyễn

Khi bị hen suyễn, đường hô hấp của bạn bị thu hẹp lại do lớp biểu mô sưng lên, có thể tiết chất nhầy và trở nên nhạy cảm với các kháng nguyên gây ho và thở có tiếng khò khè. Đặc biệt khi nằm, đường thở lại càng thêm co hẹp do lực đè ép lên cổ họng nên càng dễ kích thích khởi phát các cơn ho ở những bệnh nhân này.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Ở những bệnh nhân mắc COPD thì trong phổi luôn có các chất nhầy còn gọi là đờm được tiết ra. Do đó cơ thể xuất hiện các cơ ho như là một cơ chế bảo vệ để tống các chất nhầy ra ngoài giúp phổi có thể thông thoáng trở lại. Ban ngày, người bệnh có thể chủ động thực hiện động tác ho có kiểm soát để có thể cải thiện tình trạng của bệnh và giúp họ dễ thở hơn. Tuy nhiên về ban đêm, các cơn ho hoàn toàn là do sự kích thích của các chất nhầy và kháng nguyên mà người bệnh không kiểm soát được, do đó nó khiến họ mất ngủ, mệt mỏi và khó thở.

Suy tim nặng

Khi bị suy tim nặng, hoạt động bơm đẩy máu đi và hút máu về của tim bị suy giảm mạnh, đặc biệt khi nằm thì việc tuần hoàn máu càng thêm trì trệ. Một trong số hậu quả nghiêm trọng là máu bị ngưng trệ ở phổi, gây sung huyết và cản trở hô hấp, điều này gây kích thích khởi phát các cơn ho khiến người bệnh mất ngủ vào ban đêm.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày là một trong ba nguyên nhân phổ biến nhất gây ho đêm mãn tính. Do khi nằm ngang, dịch acid trong dạ dày có thể dễ dàng trào ngược lên cổ họng, làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp và kích thích các cơn ho.

Cách làm giảm ho đêm

Với bất kỳ nguyên nhân nào gây nên triệu chứng ho đêm trong số các bệnh ở trên thì đều nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Ngay khi các bệnh này thuyên giảm thì triệu chứng ho cũng được cải thiện theo. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm bớt ho và giúp bạn dễ chịu hơn.

Kê cao đầu giường bằng gối chống trào ngược dạ dày Hi-Sleep

Chúng ta đã thấy rằng một trong những lý do khiến khi nằm thường khởi phát các cơn ho là do việc đè nén lên cổ họng làm co hẹp đường thở. Do đó với chiếc gối nêm giúp nâng đỡ phần thân người từ thắt lưng cao dần lên đầu sẽ giúp đường thở thông thoáng hơn thì rõ ràng sẽ mang lại hiệu quả giảm ho đêm. Đặc biệt, gối nêm Hi-Sleep hiện nay cũng chính là một biện pháp hỗ trợ điều trị phổ biến cho những người bị trào ngược dạ dày. Nhờ độ dốc của gối, khi nằm lên thì vị trí của cổ họng và thực quản sẽ cao hơn so với vị trí của dạ dày, từ đó nhờ tác dụng củ trọng lực mà dịch và thức ăn trong dạ dày không trào ngược lên trên nữa.
Kê cao đầu giường bằng gối nêm Hi-Sleep
Kê cao đầu giường bằng gối nêm Hi-Sleep
Đọc thêm: 5 cách kê cao đầu giường tốt nhất hiện nay

Tạo độ ẩm cho không khí

Nhiều người có thói quen thở bằng miệng khi ngủ, đặc biệt khi bị ngạt mũi, sổ mũi khi cảm cúm. Điều này khiến cổ họng rất dễ bị khô, từ đó lại càng nhạy cảm và dễ bị kích thích gây ho. Vì vậy hãy nhớ tạo đổ ẩm trong không khí bằng máy lọc tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước trong phòng để làm ẩm không khí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *