.

[Hỏi đáp] Bị trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản là biện pháp điều trị chính thống hiện nay. Khi mức độ trào ngược của bạn nếu chỉ áp dụng chế độ ăn uống và thay đổi tư thế ngủ không đủ để làm giảm các triệu chứng thì bạn cần đi khám để có đơn thuốc từ bác sĩ hoặc mua thuốc nhờ tư vấn của dược sĩ. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem hiện nay bị trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì? Loại thuốc nào cần được bác sĩ kê đơn trước khi dùng.

Thuốc làm giảm tiết acid dạ dày

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, acid trong dạ dày là nguyên nhân chính gây ra tổn thương viêm tại thực quản. Sử dụng thuốc làm giảm tiết acid dạ dày sẽ khiến dịch trào ngược ít acid hơn, vì vậy các cơn trào ngược cũng ít nguy hiểm hơn. Hiện nay có 2 loại thuốc làm giảm tiết acid dạ dày là kháng H2ức chế bơm proton (PPI).

  • Thuốc kháng H2: do histamin kích thích dạ dày tiết acid đặc biệt sau khi ăn, do đó nhóm thuốc này uống tốt nhất trước khi ăn 30 phút. Nếu bạn bị trào ngược nhiều về đêm thì uống thuốc kháng H2 trước khi đi ngủ để giamr các cơn trào ngược khi nằm. Một số thuốc kháng H2 được sử dụng hiện nay là Cimetidine, Famotidine, Nizatidine.
  • Thuốc ức chế bơm proton: nhóm này đang được dùng rất phổ biến do hiệu quả giảm tiết acid tốt hơn và thời gian tác dụng lâu hơn so với thuốc kháng H2. Các thuốc PPI uống ngày 2 lần sáng và tối, trước mỗi bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng. Nhóm thuốc này bao gồm Omeprazol (Prilosec, Zegerid), Esomeprazol (Nexium), Pantoprazol (Protonix),…

Nếu trường hợp bệnh nhẹ, chỉ cần sử dụng thuốc này với hàm lượng thấp thì bạn có thể trực tiếp mua tại các nhà thuốc mà không cần phải kê đơn từ bác sĩ. Tuy nhiên, nếu uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ tại nhà thuốc mà sau 2 tuần không thấy tình trạng của bệnh không thuyên giảm thì bạn nên đi gặp bác sĩ để được kê đơn điều trị nhóm thuốc này với liều lượng cao hơn.

Thuốc trung hòa acid dạ dày

Đây là những thuốc có tính kiềm mạnh, khi vào trong dạ dày có khả năng trung hòa một phần acid và làm cho dịch dạ dày trở nên kiềm hơn. Nó có khả năng làm giảm triệu chứng rất nhanh, nhưng chỉ trong thời gian ngắn và các triệu chứng mức độ nhẹ. Loại thuốc này bạn có thể mua tại các nhà thuốc mà không cần kê đơn từ bác sĩ.

Nhóm thuốc này gồm có Calci Carbonat, Gel Nhôm Hydroxyd, Magie Hydroxyd, Maalox, Pepto-Bismol,… Do các thuốc này cũng bổ sung vào cơ thể một lượng ion kim loại nên có thể xảy ra một số tác dụng phụ như Nhôm gây táo bón, Magie gây tiêu chảy, đặc biệt người mang thai cần cẩn thận các thuốc có bổ sung Calci. Do đó bạn cần tránh lạm dụng nhóm thuốc này quá nhiều, hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng kèm theo của mỗi loại thuốc.

Thuốc trung hòa acid dạ dày Phosphalugel
Thuốc trung hòa acid dạ dày Phosphalugel

Thuốc tạo lớp bè kháng acid dạ dày

Nhờ khả năng tạo thành một lớp màng gel có tính kiềm và nổi được trên bề mặt dịch dạ dày, nhóm thuốc này sẽ ngăn không cho dịch trào ngược tiếp xúc với niêm mạc thực quản nên tránh gây ra những tổn thương. Cũng nhờ có tính kiềm nên nó kháng được acid dịch vị tương tự như nhóm số 2 thậm chí còn tốt hơn, tuy nhiên bạn phải uống nhiều lần trong ngày, sau mỗi bữa ăn. Phổ biến nhất trong nhóm này là thuốc Gavisco có thành phần chính là Natri Alginat.

Gaviscon - Thuốc tạo lớp bè kháng acid dạ dày
Gaviscon – Thuốc tạo lớp bè kháng acid dạ dày

Thuốc làm tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày – prokinetic

Thức ăn nếu ở trong dạ dày càng lâu thì càng sinh ra nhiều khí, đồng thời cũng chính là tác nhân kích thích trào ngược dạ dày thực quản. Thời gian càng lâu thì số cơn trào ngược càng nhiều. Các thuốc làm tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày bằng cách làm dạ dày tăng co bóp, tăng việc đẩy dịch tiêu hóa từ dạ dày xuống tá tràng. Các thuốc thuộc nhóm này cũng làm tăng khả năng co bóp của thực quản, để mỗi lần acid từ dạ dày trào lên thực quản thì thực quản sẽ co bóp nhanh chóng tống acid trở lại dạ dày.

Tuy nhiên nhóm thuốc này không an toàn như hầu hết các nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản khác, nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên bạn cần phải có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng. Các thuốc tiêu biểu là Domepridone, Metoclopramide, Itopride,…

Mặc dù là phương pháp điều trị chính thống nhưng sử dụng thuốc trong thời gian lâu dài là điều hiện nay không được các bác sĩ khuyến cáo do có thể gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn. Người bệnh cần phải kiên trì phối hợp sử dụng thuốc và các biện pháp hỗ trợ như thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, ngủ nâng cao đầu giường bằng gối chống trào ngược dạ dày Hi-Sleep.

Nếu bạn đang cần tư vấn thêm về bệnh trào ngược dạ dày. Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi tư vấn miễn phí cho bạn !

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *