.

Yếu tố nguy cơ của bệnh trào ngược dạ dày (phần 1)

Để hiểu hơn về bài viết các bạn có thể xem lại bài trước nói về phân biêt được rõ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ. Mình sẽ để link tại đây cho các bạn dễ tìm đọc nhé! Như các bài trước mình đã chia sẻ hiện tượng trào ngược giống như trong quá trình nhào trộn thức ăn trong một cái túi mà ta chẳng may làm thức ăn bắn ra ngoài. Nếu bạn nào chưa đọc thì mình sẽ để link ở đây nhé! Nếu bỏ qua tốc độ bóp và lực nhào nặn túi thì có 2 yếu tố khiến thức ăn dễ bị rơi ra nhất đó là bạn ăn quá nhiều thức ăn hoặc van dạ dày đóng không chặt.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng số cơn trào ngược

Ăn quá nhiều

Bạn ăn quá nhiều: Ngay cả ở người bình thường thì hiện tượng trào ngược sinh lý cũng xảy ra nhiều sau khi ăn, bởi lúc đó dạ dày chứa nhiều dịch nhất (acid, men tiêu hóa, thức ăn, nước uống). Nếu bạn ăn vừa phải thì những cơn trào ngược vẫn âm thầm xảy ra nhưng không gây triệu chứng khó chịu, còn khi ăn nhiều, số cơn trào ngược tăng lên thì một trong những đợt trào ngược đó sẽ khiến bạn bị ợ nóng, đau ngực hoặc trớ.

Uống đồ có gas

Dùng nhiều đồ uống có gas: Dạ dày  bị căng lên khi bạn uống nhiều đồ uống có gas (nước ngọt, bia…) và nó sẽ phải mở nắp (mở van dạ dày) để tổng bớt khí ra ngoài, cơn trào ngược vì thế cũng xảy ra theo.

Mặc quần áo chật bụng

Mặc đồ quá chật bụng khi ăn: Mặc đồ chật sẽ bóp bụng bạn vào và làm dạ dày có ít chỗ để co bóp hơn, cũng có thể tăng số lượng các đợt trào ngược.

Béo phì

Thừa cân, béo phì: Béo phì sẽ có rất nhiều mỡ ở bụng và lớp mỡ này cũng có thể gây ra chèn ép, chiếm chỗ không gian hoạt động của dạ dày. Nhiều nghiên cứu đã thấy rằng, chỉ cần giảm đi được khoảng 3-4 kg thôi là bệnh trào ngược cũng đỡ đi nhiều.

Mang thai

Mang thai. Khi thai nhi phát triển càng lớn nó sẽ càng chiếm nhiều chỗ ở ổ bụng và cũng làm mất chỗ hoạt động ở dạ dày. Ngoài ra, một số hormone được sinh ra trong lúc mang thai có thể làm van dạ dày “lỏng” hơn. Khi đẻ xong thì đa phần sẽ hết trào ngược. Trên đây là những yếu tố nguy cơ có thể khiến “túi dạ dày” bị đầy dẫn đến làm tăng số cơn trào ngược. Phần tiếp theo mình sẽ nói về những yếu tố nguy cơ có thể khiến van dạ dày bị “lỏng”.

Nếu bạn đang cần tư vấn thêm về bệnh trào ngược dạ dày. Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi tư vấn miễn phí cho bạn !

    2 thoughts on “Yếu tố nguy cơ của bệnh trào ngược dạ dày (phần 1)

    1. Pingback: Yếu tố nguy cơ của bệnh trào ngược dạ dày (phần 3) - Gối nêm Hi-Sleep

    2. Pingback: Yếu tố nguy cơ của bệnh trào ngược dạ dày (phần 2) - Gối nêm Hi-Sleep

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *