.

Bệnh trào ngược có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bệnh trào ngược có chữa khỏi hoàn toàn được không? Dường như bất kỳ người bệnh trào ngược dạ dày nào cũng luôn muốn tìm kiếm một giải pháp “chữa khỏi hoàn toàn” hay “điều trị dứt điểm” hoặc “chữa một lần rồi xong, không phải sống chung với nó cả đời”.

Bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi hoàn toàn được không là thắc mắc của rất nhiều khách hàng
Bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi hoàn toàn được không là thắc mắc của rất nhiều khách hàng

Nếu bạn định nghĩa “chữa khỏi hoàn toàn” hay “trị dứt điểm” là cách điều trị giúp bạn hết hoàn toàn triệu chứng, sau điều trị có thể quay lại cách ăn uống và lối sinh hoạt cũ, không phải kiêng khem hạn chế gì, bệnh không bao giờ trở lại nữa thì … tôi xin chia buồn với bạn. Bởi không một bác sĩ tây y nào, kể cả những người giỏi nhất hiện nay có thể tự tin khẳng định đưa ra một cách “điều trị dứt điểm” như bạn mong muốn.

Bệnh trào ngược có chữa khỏi hoàn hoàn được không?

Có 2 lý do chính khiến cho bệnh trào ngươc dạ dày được tây y coi là một bệnh mạn tính, không điều trị khỏi hoàn toàn được:

Thứ nhất: Trào ngược dạ dày là bệnh phụ thuộc rất nhiều vào cách ăn uống và thói quen sinh hoạt. Bạn ăn nhiều đồ ăn nhanh như gà rán KFC, pizza…, các món chiên xào bao giờ cũng hấp dẫn bạn hơn, vì công việc bạn luôn phải ăn uống thất thường, mỗi tuần làm vài bữa bia, trận rượu với bạn bè, đối tác, đi học đi làm khiến bạn gặp nhiều áp lực quá và cũng quên luôn tập thể dục.

Đó là điều thường thấy ở lối sống hiện đại ngày nay và chính điều đó có thể dẫn tới căn bệnh trào ngược dạ dày của bạn cũng như hàng tá bệnh khác. Nếu một chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không khoa học khiến bạn mắc căn bệnh trào ngược thì sau khi điều trị hết triệu chứng mà bạn không biết kiêng khem, vẫn giữ lối ăn uống, sinh hoạt cũ thì gần như 100% bạn sẽ bị tái phát bệnh.

Thứ hai: Nguyên nhân gốc rễ nào gây ra bệnh trào ngược vẫn chưa được khoa học làm sáng tỏ. Mặc dù các bác sĩ đều thống nhất sự yếu đi của cơ thắt thực quản dưới (hay còn gọi là cơ tâm vị, cơ ngăn cách giữa thực quản và dạ dày) là nguyên chính của bệnh trào ngược, nhưng điều gì, nguyên nhân gì làm nó yếu đi vẫn chưa được khám phá. Đó mới thật sự là thứ gốc rễ mà ngày đêm các nhà khoa học đang đi tìm. Và vì chưa biết rõ nên người ta chưa có cách gì chữa triệt để căn bệnh trào ngược dạ dày

Còn một lý do khác nữa, hiếm gặp hơn là ở một số người đặc biệt trào ngược là một bệnh do nhiều yếu tố gây ra, không chỉ do mỗi sự yếu đi của cơ thắt thực quản dưới. Ví dụ như bạn có một cái thực quản rất rất nhạy cảm với axit, chỉ bị kích thích bởi một tí ti axit thôi cũng khiến bạn thấy rất khó chịu rồi, trong khi những người khác có dính nhiều axit hơn mà cũng chẳng sao cả. Vậy nên mặc dù nhiều người đã được phẫu thuật để làm khỏe cơ thắt thực quản dưới nhưng điều đó không đảm bảo họ sẽ không còn triệu chứng nữa. Qua các lý do trên chắc hẳn các bạn đã biết bệnh trào ngược có chữa khỏi hoàn toàn được không rồi đúng không?

Không “chữa khỏi hoàn toàn” được có đồng nghĩa với việc bạn phải chịu đựng căn bệnh này suốt đời, dùng thuốc suốt đời?

Không. Căn bệnh này tuy là mạn tính nhưng nó không đen tối như vậy. Vẫn có những cách để bạn có thể sống khỏe mạnh, vui vẻ cả đời mà thậm chí không phải dùng một viên thuốc nào.

Trước hết bạn cần hiểu trào ngược, mặc dù là một bệnh mãn tính, nhưng chỉ những đợt trào ngược cấp tính xảy ra mới khiến bạn bị các triệu chứng khó chịu thôi, còn ngoài đợt cấp bạn sẽ không cảm thấy gì, như một người bình thường vậy. Mỗi người sẽ có số đợt cấp hay thời gian xảy ra đợt cấp khác nhau. Có những người đen đủi thì số đợt cấp xảy ra liên miên, quanh năm suốt tháng, nhưng nhiều người khác thì thỉnh thoảng mới có đợt cấp, vài tháng hoặc thậm chí vài năm mới bị một lần.

Mục tiêu điều trị của các bác sĩ sẽ là ưu tiên giảm các triệu chứng trào ngược trong đợt cấp, sau đó là điều trị dự phòng để kéo dài càng lâu càng tốt khoảng thời gian giữa 2 đợt cấp và cuối cùng, rất quan trọng là ngăn ngừa các biến chứng xảy ra, đặc biệt là ung thư thực quản. Vậy nên để trả lời câu hỏi bệnh trào ngược có chữa khỏi được không thì mình xin trả lời là không thể khỏi hoàn toàn nhưng cũng không phải lúc nào cũng bị bệnh.

  • Để giảm các triệu chứng trào ngược, có rất nhiều cách, bạn có thể xem bài viết giới thiệu về các cách giảm trào ngược hiện nay: tập thở bụng, ăn uống kiềm tính, sử dụng gối chống trào ngược dạ dày thực quản… (kể cả các cách mới nhất mà bạn chưa từng nghe) tại đây
  • Điều trị dự phòng sẽ là bước tiếp theo khi các triệu chứng trào ngược đã được giảm bớt. Với cách điều trị dự phòng đúng đắn, bạn gần như sẽ không phải chịu đựng các triệu chứng của bệnh trào ngược thêm một lần nào nữa và cũng không phải dùng thuốc tây luôn. Các cách điều trị dự phòng này nên là những cách an toàn, dùng được lâu dài, ít tốn kém như trong bài viết “cách điều trị trào ngược không dùng thuốc” bạn tham khảo nhé.
  • Và cuối cùng là ngăn ngừa biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Mặc dù bệnh trào ngược mãn tính không ảnh hưởng gì đến tuổi thọ của bạn nhưng biến chứng của nó là ung thư thực quản có tỷ lệ tử vong rất cao, là một trong những loại ung thư khó điều trị nhất. Ung thư thực quản thường chỉ xảy ra ở những người đã bị trào ngược lâu năm không được điều trị, đa phần là những người trên 50 tuổi. Vậy nên nếu bạn bị trào ngược và đã ngoài 50 thì chắc chắn là bạn phải kiểm soát cẩn thận hơn căn bệnh trào ngược của mình và nên đi nội soi 1 đến 2 năm 1 lần để phát hiện sớm ung thư thực quản. Một điều bạn cần hết sức lưu ý nữa là ung thư thực quản dễ xảy ra hơn ở những người có trào ngược về đêm, thể trào ngược được cho là nguy hiểm nhất. Để biết thêm chi tiết về thể trào ngược đặc biệt này và cách phòng ngừa bạn có thể đọc thêm bài viết “Bệnh trào ngược về đêm là gì?”

Tóm lại, bạn cần nhớ.

  • Hiện chưa có cách nào được khoa học chấp nhận là “điều trị khỏi hoàn toàn” căn bệnh trào ngược dạ dày.
  • Tuy không điều trị được triệt để nhưng với cách điều trị dự phòng đúng đắn, bạn hoàn toàn sẽ không phải chịu đựng các triệu chứng của bệnh trào ngược suốt đời, và thậm chí không cần dùng thuốc tây.
  • Mối lo lớn nhất của bệnh trào ngược nên là ung thư thực quản. Để ngăn chặn điều này cần kiểm soát tốt căn bệnh trào ngược nhất là khi bạn ngoài 50 tuổi, nội soi định kỳ 1-2 năm/ lần. Đặc biệt nếu bạn có trào ngược về đêm thì cần điều trị mạnh hơn nữa.

Tài liệu tham khảo: Gastroesophageal reflux disease (GERD)

Nếu bạn đang cần tư vấn thêm về bệnh trào ngược dạ dày. Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi tư vấn miễn phí cho bạn !

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *