.

Ảnh hưởng của thay đổi vị trí trong khi ngủ lên áp lực nội nhãn ở bệnh nhân có và không có tăng nhãn áp.

anh huong cua viec thay doi vi tri

Tên nghiên cứu:

Ảnh hưởng của thay đổi vị trí trong khi ngủ lên áp lực nội nhãn ở bệnh nhân có và không có tăng nhãn áp.

Tác giả:

  1. E. C. Lazzaro, MD.
  2. Adnan Mallick, MD.
  3. Monika Singh, MD.
  4. Isaac Reich, MD.
  5. Solly Elmann, MD.
  6. Dimitre G. Stefanov, PhD.
  7. Douglas R. Lazzaro, MD.

Nhãn khoa, trung tâm khoa học máy tính, đại học bang New York, Brooklyn, NY.

Được đăng trên tạp chí: Journal of Glaucoma. 2014 Jun-Jul;23(5):282-7.

Tóm tắt:

Mục tiêu: Để xác định xem ngủ ở vị trí nâng cao đầu giường một góc 20 độ có làm giảm áp lực nội nhãn (IOP) về đêm so với nằm ngửa phẳng (không dùng gối) ở bệnh nhân có và không có tăng nhãn áp.

Phương pháp: Ba mươi bệnh nhân được tuyển dụng với tình trạng bệnh tự báo cáo, 15 người bị tăng nhãn áp (glaucoma) và 15 người không có tăng nhãn áp (nonglaucoma). Tổng cộng 60 mắt đã được kiểm tra. Các bệnh nhân được đánh giá trong một phòng thí nghiệm về giấc ngủ vào 2 đêm riêng biệt, nằm ngửa không gối 1 đêm và nằm trên một chiếc gối nêm có góc 20 độ đêm khác. IOP ban đầu được đo vào lúc 10 giờ tối (là lúc bắt đầu đi ngủ), sau đó được đo ở khoảng thời gian 2 giờ trong suốt thời gian ngủ (12,2,4 và 6:am).

Kết quả: Các phép đo IOP trong khoảng thời gian 10 giờ tối không khác biệt đáng kể giữa 2 vị trí nằm. Trong khoảng thời gian ngủ (12 đến 6 giờ sáng). IOP trung bình thấp hơn 1,51 mmHg ở vị trí gối nêm 20 độ so với vị trí nằm ngửa không gối (độ tin cậy 95%, 0.99 đến 2.04 mmHg), với trung bình giảm 1,56 và 1,47 mmHg ở bệnh nhân có tăng nhãn áp và không có tăng nhãn áp. Điều này tương ứng với giảm tỷ lệ IOP ở bệnh nhân tăng nhãn áp và không tăng nhãn áp là 9.33% và 8.67%. Hai mươi năm trong số ba mươi bệnh nhân (83.3%) có IOP trung bình thấp hơn ở vị trí ngủ với gối nêm 20 độ. Giảm IOP trung bình là > 10% đối với mười một trong ba mươi bệnh nhân (36,7%) khi ngủ với gối nêm.

Chi tiết: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24248001

Kết luận:

Vị trí ngủ với đầu giường kê cao 20 độ tương ứng với IOP ban đêm thấp hơn so với nằm ngửa ở bệnh nhân có tăng nhãn áp và không có tăng nhãn áp. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giảm IOP được tìm thấy giữa bệnh nhân có tăng nhãn áp và không có tăng nhãn áp.

Bản toàn văn:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *