.

Ảnh hưởng của việc ngủ kê cao đầu giường trên áp lực nội nhãn ở bệnh nhân tăng nhãn áp

Ngủ trên gối nêm
Ngủ trên gối nêm

Tên nghiên cứu:

Ảnh hưởng của việc ngủ kê cao đầu giường trên áp lực nội nhãn ở bệnh nhân tăng nhãn áp

Tác giả:

  1. Yvonne M. Buys, MD. Khoa mắt và Khoa học về tầm nhìn, đại học Toronto, Toronto, Ontario, Canada.
  2. Tariq Alasbali, MD. Khoa Mắt, Đại học King Faisal, Dammam, Saudi Arabia.
  3. Ya-Ping Jin, PhD. Trường y tế công cộng Dalla Lana, đại học Toronto, Toronto, Ontario, Canada.
  4. Michael Smith, MBChB. Khoa mắt và Khoa học về tầm nhìn, đại học Toronto, Toronto, Ontario, Canada.
  5. Pieter Gouws, MB. Khoa mắt, bệnh viện Conquest, Hastings, Anh.
  6. Noa Geffen, MD. Khoa mắt và Khoa học về tầm nhìn, đại học Toronto, Toronto, Ontario, Canada.
  7. John G. Flanagan, BSc, PhD. School of Optometry, Đại học Waterloo, Waterloo, Ontario, Canada.
  8. Colin M. Shapiro, BSc, MBBS, PhD. Phòng tế bào và sinh học hệ thống, đại học Toronto, Toronto, Ontario, Canada.
  9. Graham E. Trope, MB, PhD. Khoa mắt và Khoa học về tầm nhìn, đại học Toronto, Toronto, Ontario, Canada.

Được đăng trên tạp chí: Ophthalmology. 2010 Jul;117(7):1348-51.

Tóm tắt:

Mục tiêu: Để xác định xem vị trí ngủ kê đầu giường 30 độ có làm giảm áp lực nội nhãn (IOP) ban đêm so với nằm phẳng ở bệnh nhân tăng nhãn áp.

Phương pháp: 17 bệnh nhân bị tăng nhãn áp với kiểm soát IOP và xuất huyết đĩa mới được đưa vào nghiên cứu. Bệnh nhân bị xuất huyết ổ đĩa mặc dù IOP được kiểm soát tốt được đánh giá trong phòng thí nghiệm về giấc ngủ trong 2 đêm riêng biệt, đêm đầu tiên nằm phẳng và đêm thứ hai ở vị trí kê cao đầu giường 30 độ. Áp lực nội nhãn và huyết áp (BP) được đo mỗi 2 giờ từ 6 giờ chiều đến 8 giờ sáng. Đối với thời gian đo lúc 6 giờ tối, 8 giờ tối, 10 giờ tối và 8 giờ sáng (thời gian thức) các đối tượng ở vị trí ngồi cho cả 2 đêm. Vào nửa đêm, 2 giờ sáng, 4 giờ sáng và 6 giờ sáng (giờ ngủ), các đối tượng đã ngủ nằm phẳng ở đêm thứ nhất và ngủ với đầu giường kê góc 30 độ ở đêm thứ hai.

Kết quả: Không có sự khác biệt đáng kể (P = 0,68) giữa 2 đêm đo IOP trong thời gian thức (6 PM, 8 PM, 10 PM, và 8 AM) khi bệnh nhân ngồi thẳng. Trong thời gian ngủ (nửa đêm đến 6 giờ sáng), IOP trung bình ở vị trí đầu 30 độ thấp hơn 3,2 mmHg so với vị trí nằm phẳng (P = 0,03, khoảng tin cậy 95%, 0,25-6,1 mmHg). 16 trong số 17 bệnh nhân (94,1%) có IOP thấp hơn ở vị trí kê đầu góc 30 độ. Việc giảm IOP > 20% khi ngủ với đầu giường kê góc 30 độ gặp ở 35% bệnh nhân (6/17). Không có sự khác biệt đáng kể về huyết áp và áp suất nước mắt giữa 2 vị trí ngủ.
Chi tiết: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20188421

Bản toàn văn:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *