Cập nhật thực hành lâm sàng bệnh lý ngoài thực quản và trào ngược dạ dày thực quản quan điểm hiện nay (Extraesophageal Symptoms and Diseases Attributed to GERD: Where is the Pendulum Swinging Now?) Michael F Vaezi: Division of Gastroenterology, Hepatology, Nutrition, Vanderbilt University Medical Center, Nashville, Tennessee. Electronic address: michael.vaezi@vanderbilt.edu. David Katzka: Department of Gastroenterology, Mayo Clinic, Rochester, Minnesota Frank Zerbib: CHU Bordeaux, Department of Gastroenterology, Hepatology and Digestive Oncology, University of Bordeaux, Bordeaux, France Lược dịch: PGS.TS Đặng Xuân Hùng Được đăng trên tạp chí: Clin Gastroenterol Hepatol. 2018 Jul;16(7):1018-1029 – An Official Clinical Practice Journal of the AGA Institute Mục tiêu của tổng quan này nhằm làm rõ những tiến bộ mới đây trong bệnh lý trào ngược ngoài thực quản và cung cấp cho các nhà lâm sàng các khuyến cáo liên quan. Các khuyến cáo này dựa trên các ý kiến chuyên gia và các bài báo liên quan từ PubMed và Embase. Ủy ban cập nhật lâm sàng – Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ (American Gastroenterologi-cal Association: AGA) gợi ý các khuyến cáo sau đây. Khuyến cáo 1: vai trò của thầy thuốc tiêu hóa đối với các trường hợp có triệu chứng ngoài thực quản là xác định các triệu chứng này có nguyên nhân từ dạ dày thực quản hay không. Khuyến cáo 2: xác định các triệu chứng ngoài thực quản không thuộc nguyên nhân từ dạ dày thực quản của thầy thuốc tai mũi họng, chuyên gia phổi hoặc dị ứng là rất cần thiết, khẳng định này cần thực hiện ngay từ đầu do nguyên nhân triệu chứng ngoài thực quản có nhiều yếu tố hoặc không có nguyên nhân từ thực quản. Khuyến cáo 3: điều trị theo kinh nghiệm bằng ức chế acid 6-8 tuần, đặc biệt tập trung chú ý đáp ứng của các triệu chứng ngoài thực quản giúp đánh giá sự kết hợp giữa các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản – GERD và triệu chứng ngoài thực quản. Khuyến cáo 4: không có phương pháp thử nghiệm đơn thuần để xác định trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân của các triệu chứng ngoài thực quản. Khuyến cáo 5: các kết quả xét nghiệm chẩn đoán và điều trị có thể giúp xác định trào ngược như là nguyên nhân có thể của các triệu chứng ngoài thực quản. Khuyến cáo 6: thử nghiệm điều trị PPI (proton pump inhibitor) có thể không liên tục tùy vào số liệu thống kê và triệu chứng của người bệnh để đánh giá GERD. Khuyến cáo 7: kém đáp ứng với ức chế acid kết hợp với pH bình thường khi không điều trị hoặc pH trở kháng giảm khi có điều trị, có thể kết luận GERD được xem là nguyên nhân của các triệu chứng trào ngược ngoài thực quản. Khuyến cáo 8: phẫu thuật thắt đáy thực quản không được khuyến các ở các trường hợp triệu chứng trào ngược ngoài thực quản không đáp ứng với PPI. Khuyến cáo 9: phẫu thuật thắt đáy thực quản chỉ xem xét trong các trường hợp có tổn thương cơ học ( thoát vị lỗ thực quản), trào ngược mức độ trung bình đến nặng khi chưa điều trị PPI, tiếp tục trào ngược bất chấp khi điều trị PPI và thất bại với điều trị bảo tồn không nhắm vào hệ tiêu hóa. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược họng thanh quản ÷ Giảm cân ÷ Nâng cao đầu giường ÷ Giảm các chất kích thích (rượu, soda, cà phê, thuốc lá, các chất cay, chua) ÷ Tránh các thuốc gây trào ngược ÷ Ăn ít mỗi bữa ăn ÷ Tránh ăn quá gần giờ đi ngủ ÷ Kháng acid ÷ Kháng histamin H2 receptor ÷ Chất ức chế bơm proton (PPI) ÷ Prokinetics ÷ Baclofen ÷ Alginate ÷ Thắt đáy dạ dày qua đướng miệng ÷ Đốt bằng sóng cao tần ÷ Thắt đáy dạ dày ÷ Vòng cảm ứng từ của Linx
Tên nghiên cứu
Các tác giả
Tóm tắt
Thay đổi lối sống
Điều trị nội khoa
Chống trào ngược qua nội soi
Phẫu thuật
Bản toàn văn