.

Hội nghị đồng thuận Châu Á Thái Bình Dương về quản lý bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Cập nhật

bg 4 1

Tên nghiên cứu:

Hội nghị đồng thuận châu á thái bình dương về quản lý bệnh trào ngược dạ dày thực quản: cập nhật

Tác giả:

  1. Kwong Ming Fock: Bệnh viện đa khoa Changi, Singapore.
  2. Nicholas J Talley: Bệnh viện Mayo clinic, Rochester, New York, USA.
  3. Ronnie Fass: Trung tâm nghiên cứu y học – đại học Arizona, Arizona, USA.
  4. Khean Lee Goh: Đại học Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia.
  5. Peter Katelaris: Đại học Sydney, Sydney, New South Wales, Australia.
  6. Richard Hunt: Trung tâm y học đại học McMaster, Ontario, Canada.
  7. Michio Hongo: Bệnh viện đại học Tohoku, Sendai, Japan.
  8. Tiing Leong Ang: Bệnh viện đa khoa Changi, Singapore.
  9. Gerald Holtmann: Bệnh viện hoàng gia Adelaide, Adelaide, South Australia, Australia.
  10. Sanjay Nandurkar: Đại học Monash, Melbourne, Victoria, Australia.
  11. San Ren Lin: Bệnh viện số 3, đại học Bắc Kinh, Bắc Kinh, Trung Quốc.
  12. Benjamin CY Wong: Bệnh viện Queen Marry, Hồng Kông.
  13. Francis KL Chan: Bệnh viện Prince of Wales Hospital, Hồng Kông.
  14. Abdul Aziz Rani: Đại học Indonesia, Indonesia.
  15. Young-Tae Bak: Đại học y khoa Hàn Quốc, Seoul, Korea.
  16. Jose Sollano: Đại học Santo Tomas, Manila, Philippines.
  17. Lawrence KY Ho: Bệnh viện đại học quốc gia, Singapore.
  18. Sathoporn Manatsathit: Bệnh viên Siriraj, Bangkok, Thailand.

Đăng trên tạp chí: Journal of Gastroenterology and Hepatology. 2008 Jan;23(1):8-22.

Tóm tắt

Mục tiêu: Kể từ khi công bố báo cáo GERD Châu Á – Thái Bình Dương 2004, đã có thêm nhiều dữ liệu liên quan đến dịch tễ học và quản lý bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Một cuộc kiểm tra dựa trên bằng chứng và cập nhật là cần thiết.

Phương pháp: Một nhóm các chuyên gia đến từ nhiều quốc gia đã xây dựng các tuyên bố đồng thuận bằng việc sử dụng cách tiếp cận Delphi. Các dữ liệu liên quan đã được trình bày, chất lượng bằng chứng, sức mạnh khuyến nghị và mức độ đồng thuận đã được phân loại.
Kết quả: GERD đang gia tăng ở châu Á. Các yếu tố nguy cơ của GERD bao gồm: tuổi già, giới tính nam, chủng tộc, tiền sử gia đình, tình trạng kinh tế xã hội cao, tăng chỉ số khối cơ thể và hút thuốc lá. Đáp ứng của triệu chứng với điều trị thử bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI) là phương pháp chẩn đoán ở bệnh nhân bị trào ngược có các triệu chứng điển hình mà không có triệu chứng báo động nào. Một phép đo pH âm tính là cần thiết để loại trừ GERD nếu phương pháp điều trị thử bằng PPI thất bại. Vai trò của nội soi bằng ánh sáng dải tần hẹp (NBI), nội soi viên nang, đo pH không dây chưa được xác định. Các chiến lược chẩn đoán ở Châu Á phải xem xét đồng thời cả ung thư dạ dày lẫn loét dạ dày – tá tràng. Phương pháp giảm cân và nâng cao đầu giường sẽ cải thiện được triệu chứng trào ngược. PPI là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Điều trị đặc biệt là phù hợp với bệnh nhân bị trào ngược không có viêm loét thực quản. Bệnh nhân ho mãn tính, viêm thanh quản, và có triệu chứng điển hình của GERD cần được điều trị bằng PPI 2 lần mỗi ngày sau khi loại trừ được các nguyên nhân không phải GERD. Phẫu thuật fundoplication được chấp thuận cho bệnh nhân GERD khi có bác sĩ phẫu thuật đủ kinh nghiệm. Không nên dùng phương pháp nội soi điều trị GERD ngoài các thử nghiệm lâm sàng.

Chi tiết: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27261337

Kết luận:

Cần phải có các nghiên cứu sâu hơn để làm rõ vai trò của phương pháp chẩn đoán mới và điều trị bằng nội soi. Các chiến lược chẩn đoán GERD ở châu Á phải xem xét cả ung thư dạ dày lẫn loét dạ dày tá tràng. PPI vẫn là nền tảng của liệu pháp điều trị GERD.

Trong phần đồng thuận về các phương pháp điều trị GERD.
Tuyên bố số 28: Giảm cân và kê cao đầu giường có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược. Chưa có đủ dữ liệu về hiệu quả của các phương pháp thay đổi lối sống khác.

Bản toàn văn:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *