.

Rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng như thế nào đến bệnh trào ngược dạ dày?

Với nhiều người bị trào ngược dạ dày, chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua về bệnh rối loạn thần kinh thực vật nhưng có thể nhiều người chưa rõ về bệnh này ảnh hưởng như thế nào đến bệnh trào ngược dạ dày. Cùng Hi-Sleep tìm hiểu kĩ hơn về bệnh rối loạn thần kinh thực vật và tác hại của nó đến bệnh trào ngược dạ dày nhé!

Vai trò của hệ thần kinh

Hệ thần kinh của con người được chia ra làm 2 loại dựa theo chức năng của nó đó là: Hệ thần kinh vận động đảm nhiệm chức năng điều khiển hoạt động của cơ, xương. Hệ thần kinh thực vật bị điều khiển bởi ý thức của chúng ta tức là ta có thể điều khiển được tay, chân, cổ, đầu… thực hiện các ý muốn của mình. Hệ thần kinh thực vật chi phối hoạt động của cơ quan nội tạng nhưng khác với hệ thần kinh vận động này là hệ thần kinh này không bị điều khiển bởi ý thức. Tức là bạn không thể điều khiển cho tim ngừng đập, cho ruột không được tiêu hóa thức ăn…

Hệ thần kinh thực vật ảnh hưởng như thế nào đến dạ dày?

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Sự hoạt động bình thường, trơn tru của nội tạng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Cơ thể tốt nhất khi nó được diễn ra bình thường theo một lập trình sẵn của cơ thể. Dạ dày và thực quản là 2 cơ quan nội tạng chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật. Thực quản đảm nhiệm chức năng co bóp để tống thức ăn từ miệng xuống dạ dày và hoạt động đóng mở của van dạ dày, còn dạ dày thì sẽ tiết acid, co bóp để nhào trộn thức ăn. Dạ dày và thực quản đều chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật, do đó khi hệ thần kinh thực vật bị rối loạn sẽ gây ra một số bệnh cho dạ dày và thực quản, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày. Vậy rối loạn thực vật là gì? Nguyên nhân gây rối loạn thực vật? Một số người được chuẩn đoán là mắc bệnh trào ngược dạ dày và rối loạn thần kinh thực vật, thực chất việc đó là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn bên dưới nhé!

Phân biệt 2 loại bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Có 2 căn bệnh khác nhau nhưng cùng được tên gọi là bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Hai bệnh này có các triệu chứng giống nhau nên dễ dẫn đến sai trong chuẩn đoán nhưng mức độ nguy hiểm của 2 bệnh này lại hoàn toàn khác nhau.

Bệnh thứ nhất: rối loạn thần kinh thực vật (Autonomic dysfunction)

Khái niệm: là hệ thần kinh thực vật của bạn bị rối loạn chức năng, nguyên nhân thường do dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến không thực hiển được đúng chức năng điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng. Nguyên nhân gây ra tổn thương các dây thần kinh:
  • Bệnh tiểu đường: khi bị bệnh này càng lâu thì càng có xu hướng gây tổn thương các dây thần kinh ở khắp cơ thể
  • Những nguyên nhân ít gặp hơn như một số bệnh tự miễn là bệnh Iupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac… Các bệnh này thì hệ miễn dịch trong cơ thể có thể tấn công gây tổn thương một phần cơ thể, trong đó có hệ thần kinh thực vật.
  • Những yếu tố khác có thể gây tổn thương hệ thần kinh thực vật như nhiễm một số loại virus, vi khuẩn, dùng thuốc hóa trị trị điều trị ung thư, nghiện rượu
Triệu chứng: tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh thực vật đang chi phối cơ quan nào thì chúng ta sẽ thấy triệu chứng ở cơ quan đó. Cụ thể như sau:
    • Nếu dây thần kinh chi phối hệ tiêu hóa bị tổn thượng thì chúng ta có thể thấy các triệu chứng giống như triệu chứng trào ngược dạ dày hoặc viêm dạ dày như ợ nóng, ợ trớ, đầy bụng, khó tiêu, nôn
  • Nếu dây thần kinh chi phối hệ tiết niệu – sinh dục thì gây khó đi tiểu, tiểu không tự chủ, rối loạn cương dương, lãnh cảm
  • Nếu dây thần kinh chi phối mắt thì gây suy giảm thị lực, nhất là vào buổi đêm.
Sự tổn thương dây thần kinh thực vật nếu không được kiểm soát có thể gây nguy hiểm tính mạng, đặc biệt là khi nó ảnh hưởng đến tim mạch

Bệnh thứ 2: Rối loạn thần kinh thực vật dạng cơ thể (Somatoform autonomic dysfunction)

Hầu hết, những người bị trào ngược dạ dày được chuẩn đoán có mắc kèm rối loạn thần kinh thực vật ở Việt Nam không phải đang bị bệnh rối loại thần kinh thực vật đang được nhắc bên trên, mà là có thể họ đang bị rối loạn thần kinh thực vật dạng cơ thể. Triệu chứng: rối loạn thần kinh dạng thực vật cũng có triệu chứng giống như rối loạn thần kinh thực vật ở bên trên. Nhưng bản chất ở 2 bệnh này là khác nhau:
  • Bệnh rối loạn thần kinh thực vật dạng cơ thể là các dây thần kinh hoàn toàn bình thường, không bị tổn thương gì cả, do đó nó không phải là một căn bệnh nguy hiểm.
  • Bệnh rối loạn thần kinh thực vật bên trên là có sự tổn thương dây thần kinh thực vật thực sự.
Bản chất của rối loạn thần kinh thực vật dạng cơ thể là một bệnh tâm lý, tức là do chúng ta có những lối suy nghĩ sai lầm như sợ bệnh, lo lắng quá mức về bệnh, cẩn thận quá mức về bệnh và cứ muốn đi khám bệnh liên tục. Khi chúng ta lo lắng quá mức về bệnh trào ngược thì sẽ khiến cho thực quản nhạy cảm hơn rất nhiều với các đợt acid trào lên. Thông thường, các đợt acid trào lên chưa đủ để làm cho thực quản cảm thấy khó chịu hoặc cảm giác khó chịu rất ít nhưng khi thực quản nhạy cảm, cũng với cùng những đợt acid đó nhưng sẽ làm bạn bắt đầu khó chịu và khó chịu mức độ nhiều hơn. Do đó, nếu chẳng may bạn có đang mắc trào ngược và được chuẩn đoán là mắc kèm rối loại thần kinh thực vật thì bạn chớ quá lo lắng vì có thể bệnh không có gì đáng ngại nhưng khi bạn lo lắng quá mức thì bệnh lại trở thành vấn đề đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *