.

Trào ngược dạ dày ở bà bầu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị trào ngược ở bà bầu

Bạn đang hoang mang, lo lắng vì bị trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai? Liệu bệnh này có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé? Bạn muốn biết có những phương pháp  điều trị nào an toàn nhất cho bà bầu để làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày ở bà bầu. Vậy hãy tham khảo những thông tin sau đây để có kiến thức đầy đủ nhất cho những vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Trào ngược dạ dày ở bà bầu có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn và dịch tiêu hóa trong dạ dày bị trào ngược lên phía trên, đi vào ống thực quản, gây ra những triệu chứng và cảm giác khó chịu như nóng rát vùng ngực, chua miệng, buồn nôn,… Thực tế, trào ngược là vấn đề về tiêu hóa phổ biến nhất mà phụ nữ mang thai gặp phải, có khoảng 17 – 45% người mắc bệnh trong giai đoạn thai kỳ.

Cũng như các đối tượng bệnh nhân khác, trào ngược dạ dày ở bà bầu không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh, nhưng những triệu chứng của nó lại gây ra nhiều khó chịu, phiền toái trong công việc, sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, việc người bệnh mất ăn mất ngủ và tâm lý căng thẳng sẽ có nhiều tác động tiêu cực nhất tới các bà bầu, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Trào ngược dạ dày ở bà bầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi
Trào ngược dạ dày ở bà bầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi

Nguyên nhân bị trào ngược dạ dày khi mang bầu là gì?

Lý do chính trực tiếp khiến thức ăn và dịch tiêu hóa trong dạ dày có thể trào ngược lên phía trên là chức năng co thắt của cơ vòng thực quản dưới bị suy yếu. Đây là một cái van ngăn cách giữa dạ dày và thực quản, bình thường có nhiệm vụ đóng chặt để không cho dịch trào ngược lên phía trên và chỉ mở ra khi có thức ăn đi xuống. Ở phụ nữ mang thai, tác nhân chủ yếu làm cho van dạ dày bị suy yếu là hormon mà cơ thể của người mẹ tiết ra.

Bên cạnh đó, khi thai nhi ngày càng phát triển sẽ tạo một áp lực rất lớn lên các cơ quan trong ổ bụng trong đó có dạ dày, đẩy acid dịch vị trào ngược lên phía trên.

Vì vậy, bạn có thể yên tâm rằng sau khi sinh con xong bệnh trào ngược dạ dày ở bà bầu đa phần sẽ khỏi hoặc tình trạng của bệnh sẽ thuyên giảm đi nhiều.

Các yếu tố có thể làm tăng tình trạng bị trào ngược dạ dày khi mang thai

Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, yếu tố tác động chính làm gia tăng tỷ lệ trào ngược ở phụ nữ khi mang thai là thời gian từ lúc ăn xong đến lúc nằm nghỉ quá ngắn, được tính là dưới 2 tiếng . Cơ thể khi mang thai thường có nhiều mệt mỏi, các mẹ bầu có nhu cầu được nghỉ ngơi cao, kể cả sau khi ăn. Thế nhưng thói quen này lại chính là lý do chủ yếu khiến họ gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày ở bà bầu.

Một số loại thức ăn, đồ uống có khả năng kích thích trào ngược dạ dày thực quản ở cả người bình thường và phụ nữ mang thai như đồ cay nóng, các loại củ quả có vị chua, các món ăn nhiều dầu mỡ, socola, bạc hà, đồ uống có gas,… Đặc biệt là khi mang thai thường sẽ nhạy cảm với nhiều loại đồ ăn hơn, vì thế các mẹ bầu cần chú ý khi lựa chọn thực phẩm cho mình để có thể hạn chế việc trào ngược.

Tâm lý của phụ nữ khi có bầu thưởng trở nên rất nhạy cảm, dễ lo lắng, căng thẳng. Đây cũng chính là một yếu tố khiến họ dễ bị kích thích các cơn trào ngược khi mang thai.

Các triệu chứng có thể gặp phải khi bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản

Khi acid dịch vị trào lên tiếp xúc nhiều lần với thực quản, nó sẽ gây viêm lớp tế bào niêm mạc, tạo ra các tổn thương tại đây. Khi đó bạn sẽ có cảm giác nóng rát ở vùng ngực, và thường xuất hiện các đợt ợ chua, ợ trớ đặc biệt  sau khi ăn no và khi nằm xuống.

Nếu dịch trào ngược đi xa hơn, lên tới vùng cổ họng cũng sẽ gây ra các triệu chứng như đau họng, khàn tiếng, chua miệng,…

Để xem liệu mình có nguy cơ đang mắc phải trào ngược dạ dày hay không, bạn hãy bài viết các dấu hiệu, biểu hiện của bệnh trào ngược tại đây.

Trào ngược dạ dày ở bà bầu gây ra những hậu quả gì?

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản vốn đã gây ra rất nhiều khó chịu, bất tiện cho người bình thường. Còn với bà bầu, khi tâm lý đang trở nên nhạy cảm thì những triệu chứng đó khiến họ cảm thấy khổ sở hơn rất nhiều.

Do thường xuyên bị chua miệng, đắng miệng và dễ buồn nôn nên người mẹ sẽ cảm thấy ăn không ngon, chán ăn và sợ ăn vào sẽ bị trào ngược. Lâu dần việc ăn uống không đầy đủ sẽ khiến cơ thể người mẹ bị thiếu dinh dưỡng, không cung cấp đủ dưỡng chất cho quá trình phát triển của thai nhi.

Khi nằm, vị trí của thực quản sẽ ngang bằng với dạ dày khiến tác dụng kéo thức ăn xuống của trọng lực bị mất đi, do đó các cơn trào ngược sẽ xuất hiện nhiều hơn, khiến mẹ bầu thức giấc, khó chịu và không thể ngủ ngon. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, mất ngủ lâu ngày sẽ khiến tinh thần của người mẹ mệt mỏi, sức khỏe của mẹ và bé bị giảm sút.

Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho bà bầu

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi, quá trình điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu thường ưu tiên áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn uống, tư thế ngủ kê cao đầu giường và thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Đầu tiên, bạn cần tránh ăn quá no trong một bữa, việc ăn quá no sẽ khiến áp lực trong dạ dày lớn, thời gian thức ăn bị tiêu hóa lâu sinh ra nhiều khí gây kích thích các cơn trào ngược. Thay vào đó hãy thiết kế thêm các bữa ăn xế trưa, xế chiều để vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng mà thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa nhanh hơn.

Thứ hai, nếu bạn cảm thấy loại thực phẩm nào sau khi ăn vào sẽ làm tăng các đợt trào ngược thì hãy hạn chế sử dụng loại thực phẩm đó. Tuy nhiên, do thời kỳ mang thai cần chú ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nên có thể một số loại thức ăn dễ gây kích thích trào ngược như chất béo nhưng lại là thành phần không thể thiếu thì bạn điều chỉnh giảm dần lượng ăn đến mức chỉ cần nó không làm nặng hơn bệnh tình của bạn là được chứ không nên kiêng hoàn toàn.

Thứ ba, thay đổi thói quen nằm ngay sau ăn là điều cần phải lưu ý ở rất nhiều bà bầu, bởi đây là tác nhân chủ yếu làm tăng tỷ lệ bị trào ngược dạ dày ở bà bầu. Sau khi ăn, bạn nên đi bộ nhẹ nhàng thư giãn và không được nằm ít nhất sau 3 tiếng.

Thứ tư, tư thế ngủ cũng đặc biệt quan trọng để giúp bạn có được giấc ngủ ngon, hạn chế các đợt trào ngược khi nằm. Hãy sử dụng gối nêm chống trào ngược dạ dày Hi-Sleep hoặc kê cao đầu giường để tạo tư thế ngủ nâng cao phần thân người từ thắt lưng tới đầu. Do vị trí của thực quản được nâng cao lên so với vị trí của dạ dày nên trọng lực sẽ giúp giữ và kéo acid dịch vị trở lại sau mỗi đợt trào ngược.

Tư thế ngủ tốt nhất dành cho trào ngược dạ dày ở bà bầu
Tư thế ngủ tốt nhất dành cho trào ngược dạ dày ở bà bầu

Thứ năm, bạn nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh những đồ bó sát để không tạo áp lực lên bụng của mình.

Cuối cùng, nhai kẹo cao su không đường khiến miệng tiết ra nhiều nước bọt, nó có khả năng trung hòa acid dịch vị và tăng số lần nuốt sẽ giúp thực quản đẩy dịch trào ngược xuống.

Nếu các triệu chứng không giảm, khiến sức khỏe của bạn giảm sút nhanh chóng thì cần phải được điều trị bằng thuốc. Hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ dẫn sử dụng thuốc an toàn nhất. Một số loại thuốc hiện nay có thể sử dụng điều trị trào ngược cho bà bầu là: Omeprazol, Cimetidin, Gaviscon,… Khi đến gặp bác sĩ, bạn nên nhớ để trình bày các loại thuốc mà mình đang uống hàng ngày, không được tự ý dừng hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

Nếu bạn đang cần tư vấn thêm về bệnh trào ngược dạ dày. Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi tư vấn miễn phí cho bạn !

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *