.

Viêm họng trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Nếu bạn đang gặp tình trạng bị viêm họng lâu ngày không khỏi, mặc dù đã áp dụng một số cách điều trị viêm họng thông thường nhưng viêm họng cứ tái phát, dai dẳng lâu ngày rất khó chịu và dường như ngày càng nặng thêm. Vậy hãy lưu ý đến trường hợp có thể bạn đang gặp tình trạng viêm họng trào ngược dạ dày, còn gọi là bệnh trào ngược họng thanh quản (LPR).

Tại sao trào ngược lại gây ra viêm họng?

Trào ngược vốn là một hiện tượng sinh lý của cơ thể, thường xảy ra sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên nếu việc này diễn ra quá nhiều, acid dịch vị và các men tiêu hóa sẽ làm tổn thương niêm mạc tại những nơi mà nó trào qua, gây ra nhiều triệu chứng và cảm giác rất khó chịu.

Nếu dịch trào ngược lên tới thực quản thì gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) với các triệu chứng điển hình là ợ nóng, ợ trớ. Còn khi dịch trào ngược đi xa hơn tới vùng cổ họng sẽ gây bệnh trào ngược họng thanh quản và thường có những triệu chứng như viêm họng, khàn tiếng, đắng miệng,…

Nếu niêm mạc ở ống thực quản khá dày và có lớp màng nhầy mỏng bảo vệ thì niêm mạc ở họng thanh quản lại mỏng manh dễ bị tổn thương hơn rất nhiều. Cụ thể, thực quản có thể chịu được khoảng 40-50 lần trào ngược mỗi ngày còn họng thanh quản thì chỉ cần trên 2 lần trào ngược mỗi tuần đã gây ra các tổn thương tại đây.

Do đó, nhiều trường hợp mặc dù bạn đã có những triệu chứng ở cổ họng nhưng lại không biết rằng mình bị trào ngược bởi chưa có những triệu chứng điển hình như ợ nóng, ợ trớ do thực quản chưa bị tổn thương. Vì vậy LPR còn được gọi là bệnh trào ngược thầm lặng.

Một điều rất đáng lưu ý về tác nhân gây ra những tổn thương ở niêm mạc họng, ngoài tính acid của dịch vị thì còn có một men tiêu hóa protein tham gia vào quá trình này là pepsin. Điều này có ảnh hưởng rất nhiều tới phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị dành cho người bị trào ngược họng thanh quản.

Phân biệt viêm họng trào ngược dạ dày và viêm họng cảm cúm, viêm amidan

Viêm họng dai dẳng lâu ngày không khỏi

Thông thường nguyên nhân của viêm họng ở các bệnh khác là do vi khuẩn, virus gây ra, do đó tùy trường hợp bạn có thể chủ động điều trị hoặc không điều trị viêm họng thì một thời gian sau cũng đều sẽ khỏi. Nhưng nếu là viêm họng trào ngược dạ dày thì niêm mạc họng cứ liên tục tiếp xúc với dịch trào ngược, liên tục bị tổn thương nên sẽ không tự khỏi được, hoặc nếu bạn có điều trị làm giảm viêm họng nhưng không giảm trào ngược thì nó sẽ lại tái phát mà thôi.

Viêm họng kèm theo các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản

Nếu có các triệu chứng như ợ nóng, ợ trớ xuất hiện thường xuyên thì có thể bạn đã bị trào ngược dạ dày thực quản. Và có khả năng những đợt trào ngược lên tới vùng hầu họng đã gây ra tình trạng viêm họng của bạn.

Viêm họng có kèm theo một số triệu chứng khác tại vùng cổ họng

Bạn có thể nghĩ đến khả năng mắc LPR nếu như tình trạng viêm họng của bạn có kèm theo một số triệu chứng khác như khàn tiếng, ho kéo dài, cảm giác vướng ở cổ họng, hắng giọng và đắng miệng,… đặc biệt khi các triệu chứng này thường nặng hơn vào các buổi sáng.

Để chắc chắn nhất rằng mình có bị viêm họng trào ngược dạ dày hay không thì cách tốt nhất chính là đi khám bác sĩ. Hiện nay, để chẩn đoán trào ngược họng thanh quản, bác sĩ chủ yếu dựa vào khai thác triệu chứng, khám nội soi và đo pH trong 24 giờ:

  • Theo dõi độ pH trong 24 giờ được đánh giá là cho kết quả đáng tin cậy nhất, nhưng do sự phức tạp không thuận tiện cho người bệnh, kỹ thuật không sẵn có ở nhiều trung tâm y tế nên phương pháp này không được sử dụng phổ biến.
  • Thay vào đó, người ta sẽ sử dụng 2 công cụ là bảng câu hỏi khai tác triệu chứng của bạn và kết quả thăm khám nội soi. Dựa vào mức chỉ số bạn đạt được để kết luận bạn có bị trào ngược họng thanh quản hay không. Phương pháp này rất tiết kiệm, đơn giản và khá thuận tiện cho người người bệnh so với đo pH trong 24 giờ.

Cách điều trị viêm họng trào ngược dạ dày

Như đã đề cập ở trên với bạn, để giảm viêm họng trào ngược dạ dày thì bắt buộc bạn phải điều trị trào ngược họng thanh quản để niêm mạc họng không còn bị tổn thương và có thể phục hồi. Vì vậy, chúng tôi liệt kê cho bạn các phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị dành cho người bị trào ngược họng thanh quản sau:

Chế độ ăn nhiều thực vật, tránh đồ chua và uống nước kiềm

Đây là một chế độ ăn uống khá đặc biệt dành riêng cho người bị trào ngược họng thanh quản. Bạn còn nhớ một trong những tác nhân gây tổn thương ở niêm mạc họng là pepsin?

Nó là một men tiêu hóa protein và chỉ có tác dụng ở môi trường acid như trong dạ dày. Khi trào ngược, men này đi lên họng thanh quản và bám vào niêm mạc tại đây chứ không trôi xuống cùng dịch trào ngược nữa. Lúc này nó là vô hại bởi môi trường họng thanh quản không có tính acid. Tuy nhiên, trong đợt trào ngược tiếp theo, hoặc khi bạn ăn đồ chua có tính acid thì men này sẽ được hoạt hóa và gây tổn thương niêm mạc.

Dựa vào thông tin từ bảng này, bạn hãy lựa chọn những loại thực phẩm mà độ pH lớn hơn 5 cho mỗi bữa ăn của mình để có được hiệu quả làm giảm bệnh trào ngược họng thanh quản.

Đồng thời, men pepsin lại bị mất tác dụng mãi mãi nếu tiếp xúc với môi trường kiềm pH > 8. Do đó người bị LPR được khuyến cáo uống trên 500ml nước kiềm mỗi ngày. Bạn có thể mua nước kiềm tại siêu thị, nhà thuốc hoặc các kênh bán hàng online.

Giảm các đợt trào ngược từ dạ dày thực quản

Rõ ràng nếu bạn có thể hạn chế số lần trào ngược thì niêm mạc họng càng có nhiều cơ hội được phục hồi. Do đó bạn tham khảo các phương pháp điều trị cho người bị trào ngược dạ dày thực quản tại đây

Trong đó, biện pháp ngủ ở tư thế kê cao đầu giường đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với người bị trào ngược họng thanh quản. Xem thêm các cách kê cao đầu giường ở đây.

Tư thế kê cao đầu giường khi ngủ
Tư thế kê cao đầu giường khi ngủ

Dịch tiêu hóa và thức ăn trong dạ dày khi trào ngược phải đi qua thực quản mới có thể lên đến được vùng họng thanh quản. Do ở vị trí cao hơn rất nhiều so với dạ dày nên ban ngày, các cơn trào ngược ít khi ảnh hưởng tới vùng cổ họng mà các tác hại chủ yếu là do các cơn trào ngược ban đêm khi nằm gây nên.

Vì vậy khi ngủ ở tư thế kê cao đầu giường bằng gối chống trào ngược dạ dày Hi-Sleep, bạn sẽ nâng cao vị trí của họng thanh quản lên cao trở so với dạ dày. Hiệu quả của biện pháp thay đổi tư thế ngủ này đã được công nhận có vai trò tương đương điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân trào ngược họng thanh quản.

Tư thế ngủ cao đầu giường bằng gối nêm chống trào ngược dạ dày
Tư thế ngủ cao đầu giường bằng gối nêm chống trào ngược dạ dày

Viêm họng trào ngược dạ dày thực sự không đơn giản và bạn tuyệt đối không được chủ quan như khi bị viêm họng do các bệnh khác. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh sẽ dai dẳng mãi không khỏi, nguy cơ gây ra các mô sẹo, chít hẹp họng thanh quản. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh trào ngược họng thanh quản và các phương pháp điều trị, liên hệ với chúng tôi qua hotline 0971.48.1551 hoặc website goinemhisleep.com

Nếu bạn đang cần tư vấn thêm về bệnh trào ngược dạ dày. Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi tư vấn miễn phí cho bạn !

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *